Mồng tơi với lẩu bò
Ảnh minh họa |
Mồng tơi không chỉ xào, nấu canh ngon mà khi dùng nhúng lẩu cũng có vị ngọt, rất dễ ăn. Một số loại lẩu như lẩu hải sản, riêu cua thường sử dụng mồng tơi ăn kèm sẽ rất hợp vị. Thế nhưng, nếu nấu lẩu bò thì đừng nên thêm mồng tơi vào rau ăn lẩu.
Bởi mồng tơi khi ăn cùng thịt bò rất dễ khiến bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng, khó tiêu nặng có thể gây ra táo bón.
Rau kinh giới với lẩu gà
Ảnh minh họa |
Theo đông y, rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán còn thịt gà lại thuộc phong mộc, có tính can ôn, nếu ăn chung kinh giới với thịt gà thì hai loại thực phẩm tương khắc này có thể khiến bạn chóng mặt, ù tai thậm chí run rẩy toàn thân, ngứa ngáy khó chịu. Nếu muốn cho kinh giới vào ăn lẩu, hãy kết hợp với các loại thịt, hải sản khác không phải gà.
Lẩu gà, nên ăn cùng bắp chuối, rau đắng, rau muống, bông súng, nấm tươi, ngải cứu là hợp vị nhất. Tuy nhiên, rau ngải cứu khi đã bỏ chung vào nồi lẩu gà cũng không nên cho phụ nữ có thai ăn
Cà chua, khoai lang và khoai tây với lẩu hải sản
Ảnh minh họa |
Cà chua, khoai lang, khoai tây là những món được nhiều người cho vào lẩu để tạo màu sắc đẹp, tạo vị cho nước lẩu một cách tự nhiên, không cần đến các gia vị tổng hợp khác. Thế nhưng, 3 loại của quả này lại là tối kỵ cho lẩu hải sản bởi khi ăn cùng nhau, sẽ dễ bị khó tiêu, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Giá đỗ
Ảnh minh họa |
Giá đỗ có vị thanh mát, dễ ăn và được nhiều người yêu thích. Có thể ăn giá đỗ sống, nấu canh hoặc làm các món xào. Giá rất nhanh chín nên có vẻ thích hợp với món lẩu. Tuy nhiên, ăn giá đỗ với lẩu riêu cua lại không phải là lựa chọn tốt. Nó có thể gây ra ngộ độc. Bởi giá đỗ nảy mầm trong môi trường ẩm, nhiệt độ 30-35 độ C. Vì vậy giá có thể chứa nhiều vi sinh vật. Nếu không được rửa sạch mà dùng để ăn sống hoặc chỉ chần trong nước lẩu rất dễ gây đau bụng.
Lưu ý khi ăn lẩu
Thay nước dùng nếu nồi lẩu đã ăn quá 60 phút
Nồi lẩu khi sôi đi sôi lại chứa rất nhiều chất béo bão hòa, natri, purine, nitrit cũng như các chất có hại. Những chất này có thể khiến bạn mắc bệnh tiểu đường, gout, xơ vữa động mạch và nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Do đó, nên dùng khi nồi nước lẩu mới nấu sôi. Với nồi lẩu đã dùng hơn 1 tiếng đồng hồ, bạn nên thay nước lẩu để tiếp tục dùng.
Hạn chế ăn mỳ nấu với 'nước cuối' của nồi lẩu
Nước lẩu cuối chứa nhiều dầu và chất béo, cùng axit amin của nhiều loại thịt đun nóng liên tục trong thời gian dài. Khi kết hợp với nitrit trong rau nấu chín sẽ tạo thành chất nitrosamine có nguy cơ gây ung thư.