Gia đình mới

4 loại cây mọc dại ở Việt Nam, sang nước ngoài lại là “hàng hiếm”

  • Tác giả : Thu Giang (T/H)
Nhiều cây mọc hoang dại ở các vùng nông thôn Việt Nam, nhưng được bán với giá vô cùng đắt đỏ ở nước ngoài. Thậm chí, nhiều loại được được thế giới xem là “siêu thực phẩm" vì có công dụng tốt cho sức khỏe.

Rau càng cua

Rau càng cua cũng là một loại rau mọc dài vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nó ở đâu đó trong vườn nhà. Sức sống của rau càng cua cũng vô cùng mãnh liệt khi có thể sống tận 1 năm mà không cần sự chăm sóc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ở nhiều nước, rau càng cua được bán với giá còn mắc hơn cả thịt nhưng nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua. Bởi lẽ loại rau này có khả năng trị nhiều loại bệnh và được nhiều nước xem như “thần dược". Ở Trung Quốc và Brazil, người ta thường dùng rau càng cua ép uống trị bệnh viêm kết mạc. Người dân Philippines thường đắp lá càng cua lên vết loét hay ung nhọt để chữa trị. Ở Java, loại rau này được biết đến với công dụng trị sốt rét và đau đầu.

Được biết, trong rau càng cua có chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Trong Đông y, rau càng cua còn được dùng như một bài thuốc để chữa chứng nhiệt miệng, viêm họng, táo bón, đau nhức cơ khớp và tiểu đường.

Rau sam - Loại rau “trường thọ”

Rau sam, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như mã xỉ thái hay rau răng ngựa trường thọ thái. Đây là loài cây sống một năm, thân mọng nước và hay mọc hoang dại trên khắp các đồng cỏ. Mặc dù ở Việt Nam, rau sam là loại rau mọc dại ít được chú ý đến, nhưng tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu và Châu Mỹ, loại rau này lại được sử dụng rộng rãi, không chỉ trong ẩm thực mà còn trong lĩnh vực y học.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chẳng hạn như, người Pháp dùng rau sam để chế biến món ăn, người Mỹ dùng rau sam để trộn với giấm làm salad. Còn ở Trung Quốc, rau sam được hái tươi, sơ chế và đem đi sấy hoặc phơi khô để làm thuốc. Người Trung Hoa xưa còn ví rau sam như một loại rau "trường thọ".

Lục bình

Lục bình mọc đầy ao hồ, kênh rạch, tại khắp các vùng miền ở Việt Nam. Đa phần lục bình được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn,...

Ở Nhật Bản, lục bình được bán với giá tương đương gần 20.000 đồng cho một nhánh nhỏ. Người dân mua lục bình trong siêu thị về ăn, làm gỏi, chữa bệnh hoặc dùng để lọc nước.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo bác sĩ y học cổ truyền Lê Thị Thảo Quyên chia sẻ trên Dantri ,hoa lục bình có tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, sưng nách, tiêm bị áp xe,…

Trong khi đó, thân và lá lục bình có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng.

Theo nghiên cứu của El-Shemy và các cộng sự, chiết xuất từ cây lục bình có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương.

Tầm bóp

Là quả dại Việt Nam, tầm bóp có giá 700 nghìn đồng/kg ở Nhật Bản.

Tại nông thôn, loại cây này mọc dại nhiều ven đường hoặc các bờ ruộng. Tầm bóp vốn là cây rau dại mọc hoang, thường được các cụ ngày xưa hái về làm thực phẩm. Cây tầm bóp chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitaminA, vitamin C...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tầm bóp ở Việt Nam được xem như loại cây dại, ít được bày bán.Tại Nhật Bản, quả tầm bóp được đóng khay bán trong các siêu thị, cửa hàng với giá vào khoảng 700 nghìn đồng/kg. Tầm bóp được người Nhật mua về làm thuốc hoặc dành cho những người ăn kiêng.

Theo đó, quả tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm... vì thế đây còn được dùng như một vị thuốc Nam.Đây là một loại thần dược nhờ có tính kháng khuẩn, chống ung thư, chống đông máu, chống bệnh bạch huyết, chống nấm và vi khuẩn, chống co, chống ung bướu, kháng siêu vi khuẩn, hạ huyết áp...

Thu Giang (T/H)