Đã xét nghiệm đúng bệnh
TS Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) – người đã nghiên cứu về căn bệnh này hơn 10 năm cho khẳng định, sự gia tăng về số lượng ca bệnh Whitmore trong thời gian gần đây không phải là do sự bùng phát về dịch bệnh mà là do chúng ta đã xét nghiệm được đúng bệnh.
Whitmore là một bệnh truyền nhiễm đã được các nhà khoa học Pháp phát hiện ở Việt Nam gần 1 thế kỷ trước. Trong chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, hàng nghìn binh lính Pháp và Mỹ đã bị phơi nhiễm và nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, điều kiện y tế nước ta ngày đó cũng như những ngày sau giải phóng còn rất khó khăn và thiếu thốn, chưa thể làm chủ kỹ thuật xét nghiệm bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối diện với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét, lao, HIV, sốt xuất huyết… nên Whitmore chưa được quan tâm thực sự. Xét nghiệm vi sinh ở nhiều bệnh viện chưa được đầu tư đúng tầm, dẫn đến căn bệnh đã bị bỏ sót và lãng quên. Thời gian gần đây, được sự tài trợ của Bộ Khoa học Công nghệ và Giáo dục Đức, kỹ thuật xét nghiệm Whitmore đã được vào các bệnh viện.
TS Trịnh Thành Trung, cho biết, dựa trên những bằng chứng khoa học đã công bố từ Việt Nam và các nước khu vực xung quanh thì Việt Nam nằm trong điểm báo động đỏ trong bản đồ dịch tễ học Quốc tế về bệnh Whitmore. Theo dự báo, mỗi năm Việt Nam có khoảng 10.000 ca nhiễm bệnh và khoảng 5.000 ca tử vong. Tuy nhiên, để có thể khẳng định con số dự báo này có thật sự đúng không thì cần phải tiếp tục nghiên cứu điều tra.
Nhiễm khuẩn huyết và dễ tử vong
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể lây lan từ người sang người.
PGS.TS TS Đỗ Duy Cường, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…
Theo ThS Nguyễn Thị Liên Hà, Bệnh Nhiệt đới T.Ư, bệnh Whitmore có diễn biến phức tạp, có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp. Trong số các ca mắc bệnh Whitmore, 90% bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, một nửa số bệnh nhân này có nguy cơ có biến chứng sốc nhiễm khuẩn và có thể tử vong.
Ở trẻ chẩn đoán tương đối dễ hơn bởi thường có biểu hiện là sưng tuyến mang tai, nhiễm khuẩn huyết, chỉ một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, áp xe gan, tổn thương thần kinh...nhưng ở người lớn bệnh cảnh lâm sàng khá phức tạp có thể gặp ở phổi, cơ, bàng quang...
TS Nguyễn Thành Trung nhấn mạnh, Whitmore có thể lưu trú trong cơ thể người rất lâu mà không có triệu chứng lâm sàng, những biểu hiện lâm sàng nặng chủ yếu xảy ra trên cơ địa có yếu tố nguy cơ. Để chẩn đoán bệnh bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm huyết thanh học chuyên biệt. Những biểu hiện lâm sàng thường gặp của bệnh là:
Viêm phổi: Chiếm khoảng 50% số ca. Viêm phổi có thể biểu hiện nhẹ nhàng không phân biệt được với các viêm phổi do nguyên nhân khác hoặc diễn tiến thành viêm phổi cấp nặng với sốc nhiễm trùng kèm theo. Bệnh nhân có kèm nhiễm trùng huyết thường có sốt, mệt, ho, đau ngực. X- quang phổi có hình ảnh thâm nhiễm dạng nốt lan tỏa có thể ở cả 2 trường phổi, tổn thương liên kết lại, tạo hang, tiến triển nhanh, phù hợp với hình ảnh viêm phổi hoại tử, nhiều ổ áp xe do lan từ đường máu tới trên sinh thiết phổi.
Bệnh nhân viêm phổi không có nhiễm trùng huyết thường biểu hiện chủ yếu với ho, khạc đàm mủ, khó thở.Viêm phổi bán cấp hoặc mạn tính thường có biểu hiện giống lao phổi với sốt, sụt cân, ho đàm, có khi ho ra máu, thâm nhiễm thùy trên phổi có hoặc không tạo hang trên phim X-quang. Vi khuẩn có thể định cư ở đường hô hấp và gây xơ nang phổi và giãn phế quản.
Nhiễm trùng da và xương khớp: Triệu chứng và dấu hiệu của viêm khớp và viêm xương tủy xương có thể là biểu hiện ban đầu khiến bệnh nhân nhập viện điều trị. Khớp gối là vị trí nhiễm trùng thường gặp nhất, kế đến là mắt cá chân, khớp hông và khớp vai.
Viêm tiết niệu-sinh dục: Thường biểu hiện với sốt, đau trên xương mu, tiểu khó, có thể kèm tiêu chảy. Tuyến tiền liệt sưng đau có thể phát hiện khi thăm trực tràng.
Nhiễm trùng huyết và viêm màng não mủ: 55% ca có nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong là 20%.
Ngoài ra, Whitmore cũng gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác như: Áp xe cơ quan như gan, lách, thận, tuyến tiền liệt, áp xe vùng hàm mặt. Biểu hiện thường gặp là sốt, ớn lạnh, run, có hoặc không kèm tụt huyết áp.
box:
Những người làm việc thường xuyên tiếp xúc với đất mà có những biểu hiện khác lạ về sức khỏe như ho, sốt, đau ngực, đau cơ xương khớp, đau các cơ quan nội tạng, mưng mủ ngoài da lâu ngày…cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín có xét nghiệm vi sinh để xét nghiệm chẩn đoán đúng bệnh. Người nguy cơ nhiễm Whitmore cao là người có bệnh tiểu đường, bệnh gan thận mạn tính và người nghiện rượu. Tuy nhiên, bệnh gặp trên cả những người khỏe mạnh bình thường, ở mọi lứa tuổi: từ trẻ em đến người trưởng thành, trung niên và người già.
4 ca tử vong vì vi khuẩn "ăn thịt người": Không phải bùng phát về dịch bệnh
Tin liên quan
(khoahocdoisong.vn) - Chỉ trong tháng 8/2019, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 12 ca mắc Whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong, đặc biệt một bệnh nhân nữ đã bị vi khuẩn ăn mất cánh mũi...
Tin cùng chuyên mục
-
Loại củ vừa quen vừa rẻ, ăn vào trẻ lâu lại sống thọ
-
Bé trai nhập viện vì vết loét nhỏ trên da, bác sĩ cảnh báo
-
Hướng dẫn mới về quản lý, điều trị bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thai
-
Tê bì ngón tay không ngờ mắc hội chứng ống cổ tay, Guyon mức độ nặng
-
Thai phụ sốt xuất huyết nguy kịch được cấp cứu mổ sinh bé trai an toàn