Dinh dưỡng

Việt Nam có loại quả "siêu dinh dưỡng", ăn 1 quả bằng 5 vị thuốc bổ

  • Tác giả : BS Nguyễn Văn Thái
Quýt là loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất và vitamin tự nhiên tốt cho sức khỏe. Bổ sung loại quả này vào chế độ ăn mỗi ngày không chỉ tăng cường miễn dịch mà còn giúp phòng chống nhiều bệnh.

Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, tăng cường hệ miễn dịch

Quýt nổi tiếng là loại quả giàu vitamin C (khoảng 26.7mg/100g, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Vitamin C trong quýt giúp kích thích sản xuất bạch cầu, tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong 100g quýt có chứa khoảng 53mg vitamin C, đáp ứng hơn một nửa nhu cầu vitamin C hàng ngày của người trưởng thành. Nhờ đó, việc ăn quýt thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Hơn nữa, trong mỗi quả quýt còn chứa một lượng lớn các hoạt chất chống oxy hóa, kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể với nhiều loại virus gây bệnh khác.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Ngoài vitamin C và chất xơ, quýt còn chứa nhiều dưỡng chất khác có lợi cho tim mạch, bao gồm. Trong đó kali giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ; folate giúp giảm lượng homocysteine trong máu, một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Các hợp chất flavonoid như hesperidin và naringenin, có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch máu, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa hình thành các mảng bám trong động mạch.

Cải thiện thị lực

Quýt chứa nhiều vitamin A và các carotenoid như beta-carotene, lutein và zeaxanthin, những chất chống oxy hóa quan trọng cho sức khỏe của mắt. Vitamin A cần thiết cho sự hình thành rhodopsin, một sắc tố thị giác giúp mắt nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.

Việt Nam có loại quả siêu dinh dưỡng ăn 1 quả bằng 5 vị thuốc bổ - Ảnh minh hoạ

Việt Nam có loại quả siêu dinh dưỡng ăn 1 quả bằng 5 vị thuốc bổ - Ảnh minh hoạ

Giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa

Quýt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan giúp, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ hòa tan tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển.

Ngoài ra, hương thơm và vị chua của quýt giúp kích thích tiết nước bọt và dịch vị, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn ngay từ giai đoạn đầu. Quýt giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vitamin C giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa.

Phòng ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa dồi dào trong quả quýt, đặc biệt là vitamin C, flavonoid và limonene, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những hợp chất này có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là các loại ung thư phổ biến như dạ dày, phổi, vú và đại trực tràng. Cơ chế hoạt động của chúng bao gồm việc ngăn chặn quá trình oxy hóa, ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư và kích thích quá trình chết tế bào tự nhiên của các tế bào ung thư.

Ngăn ngừa tiểu đường

Flavonoid có trong trái quýt có công dụng đốt cháy mỡ thừa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng có công dụng ngăn chặn sự sản sinh của các chất béo trong cơ thể để phòng tránh được những bệnh lý nguy hiểm mà bệnh béo phì gây nên như tiểu đường type 2.

Hỗ trợ làm đẹp da

Như đã nói, trái quýt có chứa nhiều vitamin tự nhiên tốt cho cơ thể. Vì vậy, khi bạn bổ sung quýt vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp làn da được cải thiện đáng kể.

Sau một thời gian ăn quýt, bạn sẽ nhận thấy làn da sáng hơn, mờ sẹo và ngăn ngừa sự xuất hiện của các nếp nhăn. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong quýt cũng giúp tái tạo lại các tế bào da và ngăn ngừa quá trình lão hóa khá hiệu quả.

Chăm sóc tóc và da đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quýt là một loại quả có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra, lượng vitamin có trong loại quả này cũng giúp giữ ẩm cho da đầu. Hàm lượng vitamin B12 còn giúp phòng ngừa tình trạng rụng tóc.

Trong khi, vitamin C sẽ giúp cơ thể tổng hợp collagen và giúp tăng khả năng hấp thu sắt để mái tóc luôn ở trạng thái mềm mượt và chắc khỏe.

Một số trường hợp không nên ăn quýt

Mặc dù quýt có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe, thế nhưng, một vài trường hợp sau không nên ăn quýt:

Đang bị ho: Cellulite có trong quýt sẽ làm cơ thể tăng nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn và khiến cơn ho kéo dài. Nguy hiểm hơn, chúng có thể làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Đang trong quá trình phục hồi hậu phẫu hệ tiêu hóa: Trong trái quýt có chứa nhiều acid citric, khi chất này kết hợp với canxi sẽ khiến quá trình tạo prothrombinase và thrombin (có tác dụng làm đông máu) bị cản trở.

Người đang đói: Acid trong quýt có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Người say rượu: Hàm lượng vitamin C và acid trong quýt có thể làm dạ dày bị kích thích và tạo ra nhiều acid hơn, dẫn đến hiện tượng ợ nóng và bị trào ngược.

Bệnh nhân vẩy nến: Các loại quả như cam, quýt sẽ khiến các phản ứng dị ứng bị kích hoạt và trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách ăn quýt đúng

Các dưỡng chất trong quả quýt cực kỳ có lợi đối với sức khỏe. Nhưng để cơ thể có thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng và vitamin tự nhiên từ loại quả này, bạn cần biết cách ăn đúng.

- Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 đến 2 quả, tùy thuộc vào kích thước mà không nên ăn quá nhiều.

- Không được ăn quýt khi bụng đang đói vì acid trong quýt có thể khiến dạ dày bị tổn thương.

- Không ăn quýt chung với củ cải.

- Không ăn quýt ngay sau khi ăn no, trước khi đánh răng và trước khi đi ngủ. Bởi vì acid trong quýt có thể khiến bạn bị khó tiêu, đầy bụng, đi tiểu đêm, bị mất ngủ và còn làm hại đến men răng.

- Không ăn hoặc uống nước quýt khi đang dùng kháng sinh vì acid trong quýt có thể khiến cho cấu trúc hóa học của thuốc bị phá hủy. Từ đó, hiệu quả điều trị bệnh sẽ suy giảm, đồng thời làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.

- Không uống nước quýt với sữa hoặc uống gần nhau: Trong quýt có vitamin C và các acid tartaric phản ứng với protein ở trong sữa làm chúng bị vón cục. Điều này sẽ làm ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, gây chướng bụng hoặc bị tiêu chảy.

BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và Ung bướu quân đội)

BS Nguyễn Văn Thái