Trong cá sủ vàng có một bộ phận được xem là quý nhất và được ví ngang với vàng, đó là " bóng cá ".
Ở Việt Nam, cá sủ vàng phân bố rải rác từ vùng biển miền Bắc đến miền Nam. Các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An cũng xuất hiện loài cá này nhưng giờ không còn nhiều, thi thoảng mới xuất hiện.
Tuy nhiên, loài cá quý này chưa được đưa vào Sách Đỏ vì vẫn có thể đánh bắt được. Dù vậy, chúng vẫn trở thành loài cá quý hiếm, có giá trị đắt như vàng.
Trong cá sủ vàng có một bộ phận được xem là quý nhất và được ví ngang với vàng, đó là "bóng cá".
Bởi bóng cá sủ vàng phơi khô được cho là có giá trị dinh dưỡng ngang với nhân sâm.
Trong bong bóng của cá sủ vàng, cứ 500 gram thì chứa 442 gram đạm. Do đó, ăn nó giúp đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cơ thể suy nhược, thiếu máu.
Ngoài ra, với y học hiện đại, bong bóng cá sủ vàng được dùng để sản xuất chỉ khâu tự phân hủy trong những ca phẫu thuật.
Chỉ này không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm. Chỉ tự tiêu làm từ bong bóng cá sủ vàng được y học các nước phát triển sử dụng rất hữu hiệu.
Cá sủ vàng còn có tên khoa học là Otolithoides biauritus, hay được gọi là cá sủ vây vàng, cá sủ vàng kép, cá thủ, cá đường. Đây là loại cá lớn nhất trong họ cá đù, thuộc bộ cá vược (họ Sciaenidae), phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Trung Quốc, Việt Nam
Theo các chuyên gia, cá sủ vàng mõm nhọn, miệng rộng, màu vàng nghệ, hàm dưới kéo dài tới dưới sau hốc mắt, răng khỏe, vây lưng dài. Loài cá này sinh sống ở biển, nhưng vào mùa sinh sản (tháng 1 - 4 và 9 - 10 âm lịch) nó sẽ bơi đến các vùng cửa sông nước lợ để đẻ.
Cá con sẽ bơi vào vùng nước ngọt sâu trong đất liền sinh sống, sau 1-2 năm sẽ tự trở về với biển. Cá trưởng thành kích thước có thể đạt đến 160cm, nặng trên 120kg, chiều dài tối đa có thể đạt được là 160cm.
Tùy vào môi trường đang sống mà đầu và lưng cá có màu xám hoặc xanh. Khi cá sủ vàng chết, toàn thân cá sẽ dần đổi màu từ vàng nhạt sang vàng thẫm.