Sức khỏe mới

Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 thấp nhờ tăng thời gian giữa hai liều văcxin

  • Tác giả : An Quý
Một số nơi có tỷ lệ tử vong thấp vì đã tiêm hai liều vắcxin ngừa Covid-19 cách xa nhau từ 3 - 4 tuần.

Rõ ràng văcxin ngừa Covid-19 đã kéo giảm tỷ lệ tử vong trong các đợt dịch bùng phát do biến thể Delta gần đây nhất so với các đợt trước đó.

Vậy tại sao ở một số nơi, những đợt bùng phát Covid-19 mới nhất lại gây tử vong nhiều hơn so với những nơi khác? Đó là một trong những câu hỏi hay về đại dịch Covid-19.

chich-ngua-1.jpg
Một số nơi có tỷ lệ tử vong thấp hơn đã tiêm vắcxin ngừa Covid-19 mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất từ 3 - 4 tuần

Bloomberg đã sử dụng dữ liệu do Đại học Johns Hopkins (Mỹ) tổng hợp cho thấy, các quốc gia như Đức, Đan Mạch và Anh đã chứng kiến ​​số ca tử vong do Covid-19 giảm xuống khoảng 1/10 so với mức đỉnh trước đó.

Trong khi, tại Israel, Hy Lạp và Hoa Kỳ, số người tử vong đã giảm, nhưng vẫn còn hơn một nửa so với đỉnh dịch nhất trước đó.

Các nhà phân tích đã tập trung xem xét những quốc gia đã tiêm phòng cho hơn 55% dân số với các loại vắcxin ngừa Covid-19 như Pfizer hay AstraZeneca và dân số ít nhất 1 triệu người.

Theo chuyên gia thống kê sinh học thuộc Đại học Emory (tiểu bang Georgia, Mỹ), rất nhiều yếu tố ngoài việc tiêm chủng góp phần vào các kết quả phòng chống dịch Covid-19 khác nhau ở các quốc gia.

tiem-ngua-vaccine.jpg
Tập trung vào tiêm vắcxin ngừa Covid-19 cho người cao tuổi trước tiên đã giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong. 

Ngay cả ở những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao, ở nhiều địa phương, biến thể delta vẫn có thể gây ra một sự gia tăng đột biến về số ca bệnh. Nhiều bài học đã được rút ra từ những đợt triển khai tiêm văcxin ngừa Covid-19 ở nhiều quốc gia.

Chính phủ Anh đã quyết định kéo dài 12 tuần giữa các liều văcxin  AstraZeneca để nhiều người hơn có thể tiêm mũi đầu tiên hiện đã được các nghiên cứu khoa học xác nhận là mang lại hiệu quả bảo vệ mạnh mẽ.

Đan Mạch và Đức cũng chấp thuận thời gian trì hoãn dài hơn giữa các lần tiêm chủng, cho phép tối đa 12 tuần giữa các liều AstraZeneca ở Đức và 6 tuần đối với mũi tiêm Pfizer-BioNTech ở Đan Mạch.

Hiệu quả kết hợp giữa hai mũi tiêm dường như mạnh hơn khi mũi thứ hai được tiêm sau khi hệ thống miễn dịch của cơ thể đã phản ứng hoàn toàn với mũi tiêm đầu tiên - điều này mất hơn một tháng.

Ngoài ra, Đan Mạch đã tập trung vào tiêm văcxin ngừa Covid-19 cho người cao tuổi trước tiên đã giúp giảm thiểu số người chết.

Tập trung tiêm ngừa Covid-19 cho người cao tuổi cũng giúp ích cho Nhật Bản. Cả nước hiện đã tiêm phòng cho khoảng 90% cư dân trên 65 tuổi và hiệu quả của điều đó đã được thể hiện rõ ràng khi biến thể delta thúc đẩy một làn sóng nhiễm bệnh tăng kỷ lục vào tháng 8/2021 vừa qua.

Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, sự phân bố theo độ tuổi đối với các bệnh nhiễm trùng thực sự rất quan trọng. Ví dụ, nếu trẻ em chủ yếu là nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh ở một quốc gia này, những người cao tuổi lại là nơi bệnh truyền nhiễm lây lan ở một quốc gia khác. Vì vậy, từng quốc gia sẽ có tỷ lệ tử vong vì dịch bệnh khác nhau.

Sự gia tăng ca Covid-19 do biến thể delta vào mùa hè của Nhật Bản cũng chỉ ra một yếu tố bí ẩn, phức tạp khác: khả năng miễn dịch tự nhiên trong dân số khỏi bệnh từ các đợt trước.

Nhờ các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, các quốc gia châu Á phần lớn đã tránh được điều tồi tệ nhất của đại dịch tiền biến thể delta, có nghĩa là họ có khả năng dễ bị tổn thương hơn bởi biến thể virus SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn.

Đồng thời, những đợt sóng tiền delta trước đó có thể đã giúp một số quốc gia đẩy nhanh tốc độ bao phủ văcxin có thể chống chọi tốt hơn với biến thể này. Nam Mỹ, một khu vực bị tàn phá bởi các biến thể gamma và lambda vào đầu năm nay, lại ít chịu tác động từ biến thể delta.

Có thể, những đột biến virus trước đó đã tạo ra một mức độ miễn dịch nhất định, sau đó văcxin hoạt động như một mũi tiêm ngừa tăng cường.

An Quý