Gia đình mới

Top 6 bài tập yoga tăng nội tiết tố dễ tập, không thể bỏ qua

  • Tác giả : Thu Giang (T/H)
Rối loạn nội tiết tố có thể khiến phái nữ thay đổi tính tình, sạm da, dễ mắc các bệnh phụ khoa. Có rất nhiều cách để cân bằng nội tiết tố nữ, trong đó, yoga nội tiết tố là phương pháp được nhiều người lựa chọn.

Tư thế ép hông

Tư thế ép hông quen thuộc, giúp giải tỏa căng thẳng ở hông, háng. Đây là nơi mà phụ nữ thường gặp chấn thương nhất. Không chỉ giúp giải tỏa ở hông nó còn có khả năng giúp thư giãn đầu óc cũng như tinh thần rất hiệu quả.

Hai bước thực hiện tư thế ép hông như sau:

Bước 1: Nằm ngửa xuống, hai chân mở rộng trước mặt. Đặt cánh tay ngang hông, lòng bàn tay thì úp xuống.

Bước 2: Gập hai đầu gối ra phía ngoài sau đó đưa lòng bàn chân của cả hai chạm vào nhau. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 60 giây và duy trì hơi thở đều đặn.

Tư thế chó úp mặt

Chó úp mặt cũng là bài tập yoga tăng nội tiết tố nữ cơ bản giúp thư giãn đầu óc và tinh thần hiệu quả. Bài tập này có khả năng kéo dài các cột sống và nâng cao sức bền cho chân, tay và vai.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hai bước thực hiện tư thế chó úp mặt như sau:

Bước 1: Hai chân dang rộng hơn vai, thẳng lưng.

Bước 2: Cúi mặt sát vào hai chân đặt hai bàn tay chạm được xuống đất. Cho cơ thể tiếp xúc với mặt sàn bằng cả tay và chân để tạo thành hình chữ V ngược. Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây.

Tư thế ngồi thiền

Tư thế ngồi thiền là bài tập quen thuộc với những người theo đuổi bộ môn yoga. Tư thế này nên được thực hiện vào buổi sáng sớm, hoặc làm bài khởi động trước khi thực hiện các động tác khác. Ngồi thiền giúp người bệnh tịnh tâm, ổn định tinh thần, giảm stress.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ đó tình trạng rối loạn cảm xúc, dễ cáu bẳn, tự ti,… của phái nữ sẽ được thuyên giảm. Đặc biệt với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, ngồi thiền sẽ giúp họ cân bằng cảm xúc, yêu đời hơn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Ngồi duỗi hai chân trên thảm. Sau đó gập đầu gối chân phải, đặt lên đùi bên trái, gót chân áp sát bụng, bên còn lại cũng thực hiện tương tự.

Bước 2: Để tay thả lỏng lên trên đùi, giữ thẳng lưng, thẳng cổ, nhắm mắt và để đầu óc thư giãn.

Tư thế con lạc đã giúp cân bằng nội tiết

Trong yoga, tư thế con lạc đà giúp người bệnh giãn các cơ lưng, vai, cánh tay và xương sống. Từ đó, tăng cường sự dẻo dai, hạn chế tình trạng đau nhức của người bệnh. Ngoài ra, bài tập này còn cải thiện hệ tiêu hóa, sinh sản, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và làm đẹp da cho người rối loạn nội tiết tố nữ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách thực hiện:

Bước 1: Quỳ hai gối xuống thảm tay thả lỏng cạnh thân.

Bước 2: Đầu gối và gót chân tiến sát vào nhau, duỗi thẳng. Nếu chưa quen, có thể tách ra một chút sao cho thoải mái nhất.

Bước 3: Từ từ ngả người về phía sau, hai tay chạm vào hai gót chân.

Bước 4: Giữ thẳng đùi, từ từ đẩy phần hông về phía trước, lấy tay làm điểm tựa rồi từ từ uốn lưng về sau.

Bước 5: Khi cơ lưng được kéo dãn, thả lỏng toàn thân và hít thở đều.

Tư thế con thuyền

Tác dụng lớn nhất của tư thế con thuyền là giúp người tập tăng cường sự dẻo dai và khả năng giữ thăng bằng. Đồng thời, động tác này còn giúp có thể thở sâu bằng cách tăng lượng không khí vào lồng ngực. Việc căng cơ bụng còn giúp phái đẹp làm săn chắc vòng 2, tăng cường sức mạnh vùng hông, kích thích hoạt động tuyến giáp và tuyến tiền liệt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cách thực hiện:

Bước 1: Tư thế ngồi trên thảm tập, chân thẳng trước mặt.

Bước 2: Nhấn tay trên sàn nhà phía sau hông, giữ lưng thẳng, ngực ưỡn rồi hít vào chậm.

Bước 3: Khi thở ra, đưa hai chân lên khỏi sàn, tạo thành một góc 45-50 độ. Từ từ duỗi thẳng chân ra phía trước.

Bước 4: Đưa tay thẳng ra phía trước chân, song song với sàn, đồng thời mở rộng vai và duỗi các ngón tay. Nếu chưa quen, có thể để tay trên sàn cạnh hông và giữ thăng bằng.

Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu là một trong những bài tập cân bằng nội tiết tố nữ đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.

Hai bước thực hiện tư thế cây cầu như sau:

Bước 1: Nằm ngửa, đặt hai tay úp xuống. Hai chân thu lại để sao cho bàn chân tiếp xúc với mặt sàn.

Bước 2: Hóp bụng, dồn lực từ hai bàn tay và cơ bụng, cơ hông để có thể nhấc người lên vị trí cao nhất sao cho tạo thành một đường thẳng tắp từ gáy cho đến đầu gối. Giữ thăng bằng trong vòng 30 giây và thực hiện trở lại.

Thu Giang (T/H)