Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau bina, rau diếp,…chứa rất nhiều magie cùng các khoáng chất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là hoạt động của tuyến giáp.
Tuy nhiên đối với cây họ cải như bắp cải, củ cải, bông cải xanh, cải bẹ trắng…. người bị bệnh u tuyến giáp nên tránh ăn vì loại thực phẩm này chứa isothiocyanates làm hạn chế việc hấp thu i-ốt, nhất là khi ăn sống. Đối với những người thích ăn các loại rau này, khi chế biến tốt nhất nên nấu chín sẽ giúp phân hủy isothiocyanates.
Thực phẩm có chứa nhiều i-ốt
I-ốt rất cần cho tuyến giáp. I-ốt có tác dụng cân bằng hormon tuyến giáp và làm giảm sự hình thành khối u tuyến giáp. Vì vậy, đối với bệnh nhân u tuyến giáp hoặc bệnh tuyến giáp nói chung cần phải bổ sung i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày.
Những loại thực phẩm có hàm lượng i-ốt cao là: muối bổ sung i-ốt, các loại tảo, rong biển, hải sản,… Lưu ý những thực phẩm đóng gói sẵn thường không được bổ sung i-ốt.
Nghiên cứu cho thấy, rong biển có chứa nguồn I-ốt dồi dào là thành phần chính của các Hormone tuyến giáp. Theo thống kê, những người thường xuyên ăn rong biển có tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ thấp hơn những người không ăn hoặc ăn ít do cung cấp đầy đủ I-ốt.
Loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp |
Các loại hải sản
Hải sản chứa nhiều iốt, omega -3, vitamin B và selen rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp. Không chỉ có hàm lượng i-ốt cao, các loại hải sản như cá, tôm, cua… cũng rất giàu kẽm, omega -3, vitamin B và selen, iốt… rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp.
Đặc biệt trong cá hồi có chứa rất nhiều Protein, Vitamin B, Magie tốt cho quá trình chuyển hoá của cơ thể. Ngoài ra lượng axit béo Omega-3 dồi dào có trong cá hồi còn tăng cường thuộc tính kháng viêm tuyến giáp.
Bạn nên ăn ít nhất 3 bữa hải sản một tuần.
Một số loại hạt
Một số loại hạt: hạt bí, hạt điều, hạnh nhân,… là những nguồn thực phẩm giàu magie, rất tốt cho tuyến giáp, giúp cung cấp cho cơ thể protein thực vật, đồng, kẽm, vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động tốt.
Trứng
Trứng là nhóm thực phẩm chứa lượng I-ốt và Selen rất lớn trong lòng đỏ. Chất Selen có liên quan đến tổng hợp HormonTriiodothyronine (T3) từ Thyroxin (T4).
Sữa chua
Việc mất cân bằng hormon tuyến giáp gây xáo trộn các hoạt động bình thường của đường ruột, rối loạn tiêu hoá. Đối với người bị bệnh suy giáp thường hay gặp táo bón. Ngược lại, người bị bệnh cường giáp thì hay bị tiêu chảy.
Sữa chua là nhóm thực phẩm giàu Vitamin D, Vitamin B12, chất khoáng và Probiotic giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột, ổn định hoạt động bình thường của hệ tiêu hoá, điều hoà nhu động ruột và tăng cường hệ miễn dịch... Một hộp sữa chua sau bữa ăn 30 phút - 1 tiếng sẽ mang lại cho bạn những lợi ích tuyệt vời.