Theo các chuyên gia về sức khoẻ, giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe bởi buổi tối là khoảng thời gian hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại, đồng thời đó cũng là khoảng thời gian hồi phục của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Trạng thái ngủ từ 0 đến 1 giờ sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, giúp tinh thần sảng khoái, khi tỉnh dậy. Nên ngủ trước đó tầm 1 hoặc 2 tiếng, để vào tầm thời gian nói trên thì đã chìm vào giấc ngủ sâu. Từ 1h tới 5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch. Nếu thức khuya thì rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ suy sụp thấy rõ.
Giấc ngủ quan trọng đối với sức khỏe - Ảnh minh họa |
Ngoài ra, việc ngủ nghỉ không đúng giờ sinh học sẽ vô tình phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Việc này không chỉ khiến thời gian ngủ nghỉ bị rối loạn mà còn làm cho các hoạt động nội tiết của cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình trạng đồng hồ sinh học bị rối loạn kéo dài chính là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, thường xuyên mệt mỏi, giảm sức đề kháng… Điều này có thể gây tác động xấu đến các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, hệ thống tim mạch cũng cần nghỉ ngơi để phục hồi lại khả năng hoạt động. Khi thức đêm muộn, không đảm bảo ngủ tối thiểu 6h/ngày sẽ khiến cho chức năng của tim mạch và tăng hơn 20% nguy cơ đột quỵ.
Khi thường xuyên thức đêm muộn não cần được tưới máu nhiều hơn, áp lực bơm máu lên não càng tăng, khiến huyết áp tăng vọt, tạo một lực tác động lên thành mạch máu não lớn quá mức và hậu quả là vỡ mạch máu não. Khi một người trẻ đột quỵ, hệ lụy về sức khỏe, tinh thần, vật chất cho chính bản thân người bệnh và những người thân là điều khó có thể đo đếm được.
Năng lực, sức khỏe và sức chịu đựng của mỗi người là khác nhau. Không phải ai thức khuya cũng đều bị đột quỵ, tuy nhiên, cơ thể cần có đủ thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo. Khi phải làm việc quá mức chịu đựng, nếu không phải đột quỵ, cơ thể cũng nhanh chóng suy kiệt, suy giảm thị lực, trí nhớ, miễn dịch; đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết…
Để chăm sóc giấc ngủ, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, bác sĩ đưa ra lời khuyên:
- Đi ngủ sớm, trước 22h mỗi ngày, đảm bảo thời gian ngủ từ 7-8 tiếng/đêm
- Không vận động mạnh, ăn uống quá no hoặc quá gần giờ ngủ để giảm áp lực cho tim mạch và hệ thần kinh
- Thực hiện các biện pháp thư giãn như đọc sách, thiền, yoga để hạn chế căng thẳng.