Ảnh

Thế giới sắc màu ở làng lụa Vạn Phúc

  • Tác giả : Trần Hải
Vạn Phúc là một trong những làng nghề dệt tơ tằm đẹp, nổi tiếng nhất Việt Nam, với sản phẩm đa dạng mẫu mã, được đánh giá có đường thêu chỉ và mẫu hoa văn tinh tế.
Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc (hay còn gọi là làng lụa Hà Đông) ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km.

Tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại mẫu mã đa dạng. Hoa văn có bốn loại: Động vật, thực vật, đồ vật, hình họa. Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất là lụa Vân.

Chị Nguyễn Thị Thu và chị Nguyễn Thị Loan - chủ cửa hàng Cocon Silk cho biết: “Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất là lụa Vân, loại lụa này có hoa nổi thì bóng mịn trên mặt lụa, hoa chìm chỉ thấy khi ra ngoài ánh sáng. Lụa Vân là lụa ngày xưa người dân làng dệt ra để tiến vua, 100% làm từ tơ tằm”.

Là khách hàng lâu năm tại làng lụa Vạn Phúc, chị Lan Anh chia sẻ: “Dù đi nhiều nơi trên thế giới, tôi thấy lụa Việt Nam vẫn rất tuyệt vời. Năm nào tôi cũng đến đây mua vải lụa. Lần này, tôi chọn mua một chiếc áo dài vì sắp đến hè, mặc lụa Vạn Phúc sẽ nhẹ và mát hơn”.

Hai khách nước ngoài đến từ Vương quốc Anh, ông Graham Moss cùng bà Emily Moss vui vẻ nói: “Chúng tôi được biết làng lụa Vạn Phúc rất nổi tiếng. Hôm nay, chúng tôi đến đây tham quan và sẽ mua một số sản phẩm làm lưu niệm”.

“Nguyên liệu làm lụa Vạn Phúc chủ yếu là từ tơ tằm vì độ mềm mại, dẻo dai. Để tạo ra những sản phẩm tơ lụa hoàn hảo phải trải qua rất nhiều công đoạn kì công như tơ, hồ sợi, dệt, nhuộm, phơi căng... Nét đặc biệt của lụa Vạn Phúc là người mặc sẽ cảm thấy ấm áp hơn vào mùa đông và thoáng mát hơn vào mùa hè”, chị Bích Nguyệt - chủ cửa hàng Bích Nguyệt Silk chia sẻ.

Làng lụa Vạn Phúc Hà Đông được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Ngày 06/3/2023, nghề dệt lụa Vạn Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hiện nay, lụa Vạn Phúc Hà Đông có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt lụa, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại nơi đây. Mỗi năm, làng tơ lụa Vạn Phúc Hà Đông đã sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, tương đương với 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề.

Cùng với việc lưu giữ và phát triển làng nghề dệt lụa truyền thống, làng lụa Vạn Phúc đang dần đổi mới, trở thành điểm du lịch, vui chơi, tìm hiểu về làng nghề dành cho du khách.

Khoa học & Đời sống xin giới thiệu chùm ảnh về làng lụa Vạn Phúc:

Chị Lan Anh (bên trái) cho biết, gia đình chị dùng lụa Vạn Phúc gần 20 năm nay.

Chị Lan Anh (bên trái) cho biết, gia đình chị dùng lụa Vạn Phúc gần 20 năm nay.

Bà Emily Moss thích thú khi chọn chiếc áo bằng lụa 100% từ sợi tơ tằm.

Bà Emily Moss thích thú khi chọn chiếc áo bằng lụa 100% từ sợi tơ tằm.

Gian hàng của chị Bích Nguyệt với nhiều mẫu mã từ lụa.

Gian hàng của chị Bích Nguyệt với nhiều mẫu mã từ lụa.

Chị Thu giới thiệu lụa Vân, sản phẩm nổi tiếng của làng lụa Vạn Phúc.

Chị Thu giới thiệu lụa Vân, sản phẩm nổi tiếng của làng lụa Vạn Phúc.

Ngày nay, tại làng lụa Vạn Phúc vẫn còn rất nhiều gia đình dệt lụa.

Ngày nay, tại làng lụa Vạn Phúc vẫn còn rất nhiều gia đình dệt lụa.

Đặc biệt, với những miếng vải vụn từ lụa Vạn Phúc, tại Hợp tác xã VỤN Art – ngôi nhà chung của những người khuyết tật đang miệt mài làm việc để có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Đặc biệt, với những miếng vải vụn từ lụa Vạn Phúc, tại Hợp tác xã VỤN Art – ngôi nhà chung của những người khuyết tật đang miệt mài làm việc để có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Làng lụa Vạn Phúc trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Làng lụa Vạn Phúc trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Trần Hải