Loài vật "nhiều răng" này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái. Chúng giúp phân hủy mùn bã hữu cơ, góp phần làm giàu đất và duy trì sự đa dạng sinh học.
|
Ốc sên không phải là một loài vật quá xa lạ với người Việt Nam. Chúng là loài động vật thân mềm với vỏ ngoài cứng cáp, là một trong những sinh vật kỳ lạ và thú vị nhất trên Trái đất. Với số lượng răng khổng lồ từ 14.000 đến 25.000 chiếc, ốc sên xứng đáng với danh hiệu "loài vật nhiều răng nhất thế giới". (Ảnh: GISD) |
|
Răng của ốc sên không giống như răng của con người hay các loài động vật khác. Thay vì là những chiếc răng cứng, chúng là những chiếc gai mềm xếp thành dải dài bên trong một khoang gọi là radula. Khi ăn, ốc sên nhô radula ra ngoài để “cào” thức ăn và cuốn vào bên trong, sau đó những chiếc răng này sẽ nghiền nát thức ăn.(Ảnh: WIKIPEDIA) |
|
Ốc sên có khả năng cảm nhận mùi thức ăn từ khoảng cách vài mét và điều hướng chính xác vào ban đêm. (Ảnh: WIKIPEDIA) |
|
Chúng là loài sinh sản lưỡng tính, có thể tự thụ tinh cho trứng. Điều này giúp chúng duy trì nòi giống một cách hiệu quả, đặc biệt trong môi trường sống khắc nghiệt.(Ảnh: Picture Insect) |
|
Ốc sên đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái. Chúng giúp phân hủy mùn bã hữu cơ, góp phần làm giàu đất và duy trì sự đa dạng sinh học. (Ảnh: iNaturalist) |
|
Một số loài ốc sên biển còn có răng từ protein và các sợi nano khoáng chất, được đánh giá là bền hơn cả tơ nhện, có tiềm năng trở thành vật liệu sinh học bền nhất trên Trái đất.(Ảnh: WIKIPEDIA) |
|
Ốc sên có tuổi thọ khá đa dạng, từ 5 năm đến 25 năm tùy loài và môi trường sống. (Ảnh: JungleDragon) |
|
Chúng có thể di chuyển với tốc độ “chóng mặt” khoảng 1,3 cm mỗi giây. Chất nhớt mà ốc sên tiết ra không chỉ giúp chúng di chuyển dễ dàng mà còn có thể ăn được và có tiềm năng trong việc điều trị bệnh loét dạ dày.(Ảnh: iStock) |
Mời quý độc giả xem thêm video: Chiêm ngưỡng những loài vật tưởng như chỉ có trong phim thần thoại.
Thiên Trang (Theo izumi.edu.vn)