Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống thế hệ người trẻ trở nên bận rộn hơn, kéo theo đó sẽ thay đổi giờ ăn uống, chế độ dinh dưỡng. Ba bữa ăn một ngày trở thành hai bữa, một bữa, thậm chí không ăn. Tuy nhiên họ không thể lường trước được những tác hại của việc nhịn đói.
Tác hại tiềm ẩn của việc thường xuyên nhịn ăn đối với cơ thể. Ảnh minh họa |
Suy giảm trí nhớ
Chất béo chính là nguồn năng lượng thúc đẩy não bộ hoạt động tốt hơn. Thế nên, việc nhịn ăn để giảm cân khiến cơ thể không có đủ chất béo và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ với biểu hiện rõ ràng nhất là chứng hay quên xuất hiện.
Cơ thể bị mất nước
Nhịn ăn một thời gian dài khiến cho quá trình dự trữ năng lượng của cơ thể bị chậm lại. Đây chính là yếu góp phần gây ra tình trạng mất nước. Hệ quả của mất nước chính là huyết áp thấp, da khô, táo bón,...
Nhịn ăn thường xuyên ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Nhịn ăn ảnh hưởng đến tiêu hóa, đường ruột. Việc sản xuất axit trong dạ dày cũng giảm xuống. Nguy hiểm hơn, nếu đói thường xuyên và kéo dài, hoạt động của enzym trong dạ dày có thể ngừng hoàn toàn, cơ thể không tiết axit ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Mất ngủ
Khi đói, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo thay vì glucose để cung cấp năng lượng. Khi mức insulin giảm xuống, cơ thể sẽ vận động quá nhiều và làm tăng lượng enzyme được gọi là orexin cho bạn năng lượng tạm thời.
Ngoài ra, trong thời gian đói, não của bạn báo hiệu cơ thể tiết ra adrenaline quá mức khiến khó ngủ.
Rụng tóc
Đối với phái đẹp, làn da, mái tóc là bí quyết giúp họ đẹp hơn trong mắt mọi người. Tuy nhiên khi cơ thể đói sẽ làm rụng tóc.
Tóc cơ bản được hình thành nhờ protein và cần canxi, sắt và mono acid béo chưa no để duy trì khoẻ mạnh. Do đó khi cơ thể thiếu những chất này sẽ làm cho da đầu khô và nang lông mở to, nó sẽ dẫn đến rụng tóc.
Gây hạ đường huyết
Đường huyết là sản phẩm của quá trình phân hủy carbohydrate trong thức ăn nên nó sẽ biểu hiện rõ mức glucose có trong máu của bạn. Nó cũng giống như một loại nhiên liệu giúp các bộ phận khác trong cơ thể hoạt động bình thường. Do đó, nếu thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá ít thì lượng đường trong máu sẽ giảm xuống và khiến bạn rơi vào trạng thái chóng mặt, mất cân bằng.
Dạ dày bị viêm loét
Khi dạ dày bị bỏ đói nó sẽ phải co bóp nhiều hơn, dịch vị được tiết ra nhưng do không có gì để tiêu hóa nên sẽ bị viêm loét dạ dày. Một điều không thể bỏ qua nữa là nhịn ăn sẽ làm cho việc sản xuất axit trong dạ dày giảm xuống.
Khi bị bỏ đói càng lâu thì hoạt động của enzym trong dạ dày càng kém, thậm chí còn có thể ngừng hoàn toàn. Nếu dạ dày không tiết ra axit nữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng.