Ngày nào cũng lấy ráy tai: Một trong những sai lầm khi lấy ráy tai khổ biến nhất là ngoáy tai hằng ngày. Theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, cuốn theo nhiều mầm bệnh và tế bào da chết ra khỏi tai.
Cụ thể, dưới tác động của các nhung mao trên bề mặt tế bào tuyến, ráy tai sẽ tự khô rồi bong ra, di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài. Do vậy, bạn không cần thiết phải lấy ráy tai hàng ngày.
Ảnh minh họa.
Dùng tăm bông ngoáy tai: Sử dụng tăm bông vệ sinh tai, bạn không thể nhìn thấy tăm bông thực sự tác động đến ống tai như thế nào. Bằng cách ngoáy, bạn lại đẩy ráy tai vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy mắc kẹt. Chúng tích tụ và tạo thành một lớp sáp bên ngoài màng nhĩ. Lâu ngày, lớp sáp này sẽ ảnh hưởng tới chức năng thính giác của bạn.
Dùng xi lanh thụt rửa tai: Nếu sử dụng xi lanh để bơm, thụt nước muối vào tai có thể gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, áp lực từ ống xi lanh có thể khiến tai dễ bị thủng màng nhĩ. Khi đó, bạn sẽ mất khá nhiều thời gian và trải qua đau đớn trước khi lớp màng nhĩ có thể tự lành lại.
Đốt nến lấy ráy tai: Đây là cách làm sạch gây nguy hiểm cho tai. Nguyên tắc sử dụng của phương pháp này là cắm sâu dụng cụ lấy ráy bằng nhựa, hình nón rỗng vào tai và dùng sức nóng của lửa, tạo chân không và hút ráy tai ra. Cách làm này có thể gây thủng màng nhĩ, thậm chí bỏng tai, điếc tai.
Dùng vật nhọn lấy ráy tai: Nhiều người có thói quen dùng đầu chiếc chìa khóa, chiếc kẹp tóc hay đơn giản là móng tay… để làm sạch ráy tai và loại bỏ bụi bẩn trong lỗ tai. Điều này có thể gây xước lớp niêm mạc phía trong của tai, gây nhiễm trùng.
Cố ngoáy tai: Đang bị bệnh về tai như viêm tai giữa nếu cố thực hiện hành động này chỉ gây đau đớn, tổn hại đến tai của bạn mà thôi.
L.Chi (tổng hợp)