Gia đình mới

Rết phóng nọc độc mạnh

Rết có thể phóng ra nọc độc mạnh khiến đối thủ bị sưng tấy, nôn mửa hoặc sốt. Vì thế mùa này cần cảnh giác rết trong nhà.

Hỏi: Tôi nghe nói, rết cắn có thể gây chết người, điều này có đúng không?

Nguyễn Văn Toàn (Phú Thọ)

TS Phạm Đình Trọng, nguyên cán bộ Viện sinh thái tài nguyên sinh vật: Rết là loài sống trong môi trường ẩm thấp, có nguồn thức ăn là côn trùng, ếch nhái, giun đất hay các thực phẩm bị mủn… Khi mưa ẩm, rết càng phát triển nhiều và lớn nhanh.

Rết cũng là loài có nọc độc ở hàm răng phía trước. Thông thường, rết dùng nọc độc để săn mồi nhưng nếu con người không may dẫm lên hoặc cản đường di chuyển, chúng có thể phóng nọc độc ra như một cách tự vệ và tiêu diệt đối thủ. Các ghi nhận cho thấy, mặc dù nọc độc của nó hiếm khi gây chết người nhưng cũng khiến đối tượng bị cắn sưng tấy, nôn mửa và sốt.

PV