Trong nước

Phát triển khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông: Liên kết vùng còn yếu

  • Tác giả : Thiên Tuấn
“Các khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông được đánh giá là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn kiểu ‘mạnh ai nấy tiến’, liên kết vùng còn yếu”, TS Đặng Việt Dũng nhận định.
Phát triển khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông: Liên kết vùng còn yếu ảnh 1

Phát triển khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông: Liên kết vùng còn yếu

Theo TS Đặng Việt Dũng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), kết quả đánh giá, rà soát quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) cho thấy, bên cạnh những tồn tại về quy hoạch quản lý KCN trong phạm vi cả nước, công tác quy hoạch, đầu tư phát triển KCN tại 4 tỉnh, thành phố trên còn bộc lộ một số vấn đề. Mặc dù là vùng công nghiệp trọng điểm của cả nước, các KCN có tốc độ phát triển chậm. Tỷ lệ lấp đầy của nhiều KCN còn thấp. Khả năng cung cấp dịch vụ công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật của vài KCN hạn chế.

Mặt khác, phần lớn KCN đều khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư tầm cỡ, chuyên nghiệp; thiếu chủ động trong việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp...

TS Đặng Việt Dũng cho rằng, nguồn lao động và điều kiện hạ tầng cần được xác định cụ thể để góp phần tăng hiệu quả đầu tư cho các KCN.

Yêu cầu về chuyển đổi mô hình KCN hiện nay sang KCN chuyên biệt, KCN sinh thái, KCN đô thị là hướng phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi không chỉ cần thời gian, nguồn vốn mà trên hết rất cần sự đổi mới trong tư duy quy hoạch phát triển KCN. Nhà nước cũng rất cần những quy định về lộ trình chuyển đổi để đảm bảo sự công bằng và phát triển bền vững trong tương lai.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong trách nhiệm quản lý, đầu tư giữa các bộ, ngành, địa phương về loại hình KCN, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp…

Thiên Tuấn