Bình luận

Phải có chiến lược sử dụng nước

Hạn hán nghiêm trọ
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/vu-trong-hong-300x199.jpg

GS.TS Vũ Trọng Hồng.

Thiên tai và nhân tai

Ðợt hạn hán và xâm nhập mặn đu năm 2016 được coi là nghiêm trọng nhất trong 100 năm trđây. Theo ông, đó có phải là vấn đề thuần túy về thiên tai?

Nói đến hạn hán thường thì người ta nghĩ là thiên tai. Nhưng theo tôi, trong đợt này không hoàn toàn là do thiên tai. Bởi vì theo thông báo của khí tượng thủy văn, tần suất của đợt hạn hán này không phải 100 năm mới gặp một lần, mà mới có hơn một chục năm thôi.

Vậy là do con người?

Trước tiên, đó là hậu quả của hiện tượng El-Nino kéo dài từ năm trước. Như thế lượng mưa đã ít, cộng thêm nhiệt độ tăng cao, lượng nước bốc hơi lớn, dẫn đến mực nước trong các hồ, sông, suối, lạch là rất thấp.

Tuy nhiên, còn phải kể đến tác động của hàng trăm nhà máy thủy điện lớn, nhỏ trên các sông suối, ngày đêm điều tiết nước để phát điện, thì hạ lưu còn đâu nước. Thêm vào đó là việc quản lý các nguồn nước chưa làm tốt.

Cụ thể là Việt Nam vẫn chưa quan tâm đến việc tính xem chúng ta thực tế có được bao nhiêu lượng nước có thể đưa vào sử dụng được. Tức là bài toán cân bằng nước trên phạm vi vùng rộng lớn. Cái này không phải mới. Nhiều viện, trường đại học đã áp dụng các phần mềm để tính toán bài toán cân bằng nước cho một số vùng, song các cơ quan nhà nước vẫn chưa nghiên cứu để áp dụng.

Thứ hai là chúng ta dùng quá nhiều nước cho sản xuất, đặc biệt cho nông nghiệp. Với mục tiêu khai thác 4 triệu ha lúa nước, thì tất cả dung tích của các hồ chứa thủy lợi – thủy điện, khoảng 80 tỷ m3 nước cũng chỉ đủ tưới cho 4 triệu ha đó.

Thứ ba là vấn đề ô nhiễm. Lượng nước đã thiếu, lại càng thiếu hơn vì nước ô nhiễm không được xử lý để tái sử dụng.

Thứ tư là trong mỗi mùa mưa, lượng nước chảy trực tiếp ra sông, ra biển cũng quá lớn.

Kinh nghiệm của xã Thuỵ An, Thái Thuỵ, Thái Bình, có một cánh đồng lớn với diện tích 100ha, có thể vừa trồng lúa, vừa trồng cây ăn quả, trồng cây thuốc lá, với giá trị doanh thu bình quân mỗi ha là 100 triệu đồng, mà vẫn tiết kiệm nước. Thành quả đạt được của xã Thuỵ An là trải qua việc đầu tư, cải tạo trong khoảng 30 chục năm mới hình thành.

Bê tông hóa không giữ được nước mưa

Làm thế nào để giữ được nước mưa, thưa ông?

Muốn giữ được lượng nước đó phải có nhiều hồ chứa. Về cơ bản, chúng ta đã xây dựng xong mạng lưới hồ chứa, với tổng dung tích chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng nước tiềm năng của cả nước.

Ngoài nước mặt, còn nguồn nước ngầm lớn. Song điều quan trọng là ta chưa chú ý bổ sung nguồn nước này trong những mùa mưa. Diện tích đất tự nhiên để thấm nước xuống bị thu hẹp rất nhiều.

Chương trình xây dựng Nông thôn mới, chương trình đô thị hoá, phát triển đồng loạt trên cả nước, đã dẫn đến việc “bê tông hóa” tràn lan mặt đất.

Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, diện tích đất trống để thấm nước, ít nhất cần 25%. Thực tế trong quá trình đô thị hóa tỷ lệ đó chỉ còn khoảng 5%.

Ở miền Trung, những người nông dân tự khoan giếng mà cũng không có nưc. Nước ngầm ở miền Trung cũng cạn kiệt?

Đó là vì rừng Tây Nguyên giảm khá nhanh. Phá rừng thì mất thảm thực vật. Mưa xuống cứ 1ha rừng có thảm thực vật thì giữ được 4m3 nước, nhưng bây giờ thảm đấy không còn nữa, mưa xuống dòng chảy tập trung trôi ra sông, không kịp thấm là bao nhiêu.

Hiện tượng “lũ quét, lũ ống” tăng lên trong mùa mưa bão vừa qua, cũng có nguyên nhân như nêu trên. Chính vì thế duyên hải miền Trung nguồn nước ngầm lớn trước đây, đã giảm sút nhanh chóng. Ngành Thủy lợi đã nói rất nhiều. Nhưng phát triển Tây Nguyên vẫn không quan tâm đến tác động này.

Được biết, hạn hán do ảnh hưởng của El-Nino đã được dự báo từ cuối năm 2014, nhưng dưng như chúng ta chưa có sự chuẩn bị tốt?

Thực ra, chúng ta vẫn có chuẩn bị cho công tác chống hạn. Song việc chỉ đạo đó ngày nay đang bị lạc hậu so với thực tế. Nguồn nước để tưới thì ngày một giảm đi, song nhu cầu tưới của các vùng miền tăng lên chóng mặt, không thể quản lý được. Trên một cánh đồng, số vụ không chỉ là 1 mà tăng lên 2, 3. Như vậy, phải sử dụng cây ngắn ngày, đồng nghĩa với số lần tưới phải tăng lên.

Lượng nước bốc hơi qua mặt ruộng, qua lá cũng tăng lên. Nhiều số liệu nghiên cứu cho thấy lượng bốc hơi đó chiếm tới 40% lượng mưa.

Bên cạnh cây trồng, chăn nuôi gia súc, nuôi cá cũng tăng lên nhiều, ước tính lượng đó chiếm gần 30% lượng nước tưới… Vì vậy, phải có chiến lược sử dụng nước.

Sẽ hạn nếu vẫn tiếp tục sản xuất như vậy

2017 liệu có tái diễn tình trạng hạn hán như năm vừa rồi không, thưa ông?

Theo chu kỳ, sau khoảng 3 – 4 năm El-Nino sẽ là La-Nina, do vậy khả năng 2017  hạn sẽ không rộng như 2016, nhưng sẽ có hạn ở những vùng vẫn ít mưa nếu chúng ta vẫn tiếp tục sản xuất như vậy. Sẽ giảm hạn trên diện rộng nhưng cục bộ vẫn có.

Từ những gì đã xảy ra, chúng ta đã chuẩn bị gì cho mùa khô sắp tới?

Theo tôi, nhà nước đã có kế hoạch chỉ đạo tới các địa phương. Song người dân vẫn chưa thực sự chấp hành. Phải chăng việc chỉ đạo này chưa hiệu quả cao, người dân chưa thật tin?

Việc dự báo thuỷ văn, cần nâng độ chính xác cao. Các cấp chính quyền cần kiểm tra kỹ các nguồn nước cho sản xuất, đặc biệt là kế hoạch điều tiết của các trạm thuỷ điện, phải có phần chia sẻ rủi ro với người dân. Cụ thể là, lượng nước tích lại để phát điện trong ngày nên giảm, tăng thêm lượng nước xả xuống hạ du. Việc làm này phải đồng bộ với lịch lấy nước của dân.

Kinh nghiệm việc xả nước của thuỷ điện Hoà Bình của vụ Đông Xuân 2015 cho thấy, khi lưu lượng đã xả xuống 2000m3/giây, song một số địa phương vẫn chưa chuẩn bị xong để lấy nước, dẫn đến nhiều mảnh ruộng vẫn không thể đổ ải được.

Ông nghĩ gì về chủ trương sống chung với hạn hán?

Đối với lũ, chúng ta chung sống được, vì lũ chỉ trải theo một tuyến thôi. Còn hạn không thể chung sống được vì nó trải khắp các vùng, nhà nọ không cứu được nhà kia.

Ngay nước ngoài cũng đã phải kết luận rằng nếu hạn thì phải di dân. Như vừa rồi, ở Nam Trung bộ, đàn cừu chết ngoắc ngoải, phải di sang vùng khác. Theo tôi, vẫn phải áp dụng đồng bộ những biện pháp nêu trên thì mới giảm thiểu thiệt hại do hạn.

Một số nơi có các phương pháp tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm?

Tưới nhỏ giọt, tưới rãnh đều tiết kiệm nước hơn so với tưới tràn. Song chỉ có thể áp dụng cho cây màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Còn tưới lúa vẫn phải tưới tràn, nhưng phải cải tạo cơ sở hạ tầng thuỷ lợi để tiết kiệm nước. Ví dụ, phải có đủ các loại kênh, các loại cống nổi, chìm, các trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu, để chủ động rút nước hoặc tăng mức nước cho lúa theo chu kỳ sinh trưởng.

Muốn tưới tiết kiệm nước là phải tăng cường đầu tư cho thuỷ lợi nội đồng. Trong nhiều năm, chúng ta chỉ tập trung đầu tư cho công trình đầu mối và những kênh chính, còn hàng nghìn công trình nội đồng, hoàn toàn giao cho dân lo liệu.

Những vùng đồng bào dân tộc, hoặc quá khó khăn mới được nhà nước hỗ trợ một phần. Nguồn đầu tư này không phải là nhỏ, tính ra phải hàng chục nghìn tỷ đồng. Nếu coi nguồn đầu tư này là để phát triển, thì mới giải quyết được.

Xin cảm ơn ông!

Nhật Minh (thực hiện)