Khoa học & Công nghệ

Những người tuyệt đối không nên ăn bánh trung thu

Bánh trung thu có thành phần chính là bột, đường, bơ, mỡ lợn… Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao, không thích hợp với nhiều người.

Theo các chuyên gia, việc ăn bánh Trung thu không rõ nguồn, nhập nhèm về nhãn mác, thành phần, rất dễ là bánh bị tồn dư hóa chất công nghiệp có thể gây ngộ độc cấp tính như đau bụng, buồn nôn. Nguy hiểm hơn, nó còn tích tụ dần vào cơ thể gây nên những ảnh hưởng cho sức khỏe sau này, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Theo các chuyên gia, người có dấu hiệu sau đây cần cân nhắc khi ăn bánh trung thu:

Người bị bệnh tiểu đường

Những người bị thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh trung thu.

Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.

Người bị bệnh về dạ dày, tim mạch, thận

Những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… không nên ăn bánh trung thu, thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Còn đối với bệnh nhân bị loét dạ dày và tá tràng, ăn bánh trung thu có thể thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh trầm trọng hơn, việc chữa trị càng trở nên khó khăn. Những loại bánh mặn không thích hợp cho những ai viêm thận vì nồng độ muối cao.

Người muốn giảm cân

Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loạibánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường.

Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao. Do vậy, nếu muốn giảm cân thì bạn nên hạn chế hoặc tránh xa món bánh này càng tốt. Cũng như người béo phì không ăn các loại bánh này để tránh tình trạng tăng cân làm tình trạng béo phì trở nên trầm trọng hơn.

Người già và trẻ nhỏ

Bánh trung thu có chứa nhiều thành phần đạm. Trong khi đó trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn kém và chưa hoàn thiện, nếu ăn bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến chứng khó tiêu sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Ngay cả với những người già cũng tương tự. Vậy nên, người già và trẻ nhỏ cần chú ý không nên ăn quá nhiều bánh trung thu trong một ngày, có thể dẫn đến viêm tụy cấp, đau bụng và các triệu chứng nghiêm trọng khác, thậm chí đe dọa tính mạng.

Nên ăn bánh trung thu như thế nào?

Theo chuyên gia, mỗi người chỉ nên ăn một miếng (bằng 1/8 chiếc bánh) sau bữa ăn là đủ.

Khi ăn bánh trung thu nên bớt đi một bát cơm hoặc lượng thức ăn tương ứng. Chẳng hạn: Nếu ăn ½ bánh dẻo hoặc bánh nướng thì trong ngày phải bớt đi khoảng 1 bát cơm đồng thời tăng lượng rau xanh để tống chất béo ra ngoài và ngăn ngừa tăng đường huyết nhanh.

Ăn xong cần súc miệng ngay để không sâu răng, đặc biệt là với bánh dẻo sẽ dính chặt vào răng, gây sâu răng nhiều hơn.

Ăn bánh trung thu xong nên đi bộ thêm 30 phút để tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.

Theo giadinh.net.vn