Ảnh minh họa.
Nhịn ăn chứ không tuyệt thực
TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA nhấn mạnh, để phép nhịn ăn đạt được hiệu quả chúng ta cần phân biệt rõ nhịn ăn và tuyệt thực. Nhịn ăn và tuyệt thực, nhìn bề ngoài thì giống nhau là đều “không ăn” nhưng khác nhau về bản chất. Nhịn ăn vì mục đích để thau rửa căn bã của cơ thể và chữa bệnh, tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể, giúp cơ thể nhanh thăng tiến trên con đường tiến hóa tâm linh.
Tuyệt thực là một hình thái đấu tranh biểu tình theo giải pháp mềm (không dùng bạo lực), giữa một bên là yếu về vũ lực, yếu về quyền lực, với một bên là mạnh hơn nhằm tạo áp lực mà không sử dụng vũ lực. Mục đích của “tuyệt thực” là đòi đối phương chấp nhận yêu cầu về cá nhân hoặc về yêu sách liên quan đến chính sách quốc gia.
Các cuộc tuyệt thực thường là chỉ uống nước để có thể sống qua ngày nhưng không ăn gì hết. Các cuộc tuyệt thực phải được diễn ra trước công chúng và công khai nếu không thì sẽ không có tác dụng. Trong trường hợp những người tham gia cuộc tuyệt thực bị bắt giam. Chính phủ sẽ bắt họ ăn (ép ăn) nhằm mục đích chống lại và kết thúc cuộc tuyệt thực.
Hầu hết những người đấu tranh bằng tuyệt thực muốn sử dụng mạng sống của mình như một cam kết sẵn sàng trả giá cho đổi thay. Tuyệt thực không có nghĩa là người tranh đấu muốn kết cục là cái chết, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận cái chết, như một cuộc mặc cả để đòi chính quyền xét lại chính sách cai trị.
Một ví dụ điển hình là đám tang của nghị sỹ Bobby Sands chết vì tuyệt thực kéo dài nhằm đòi cải thiện chế độ lao, đám tang đã có đến 100.000 tham dự, làm tiền đề cho một cuộc cách mạng thể chế. Việc tuyệt thực trong lao tù cũng vẫn hay xảy ra. Vì bởi trong trại giam, khó có hình thức nào biểu tình được, ngoài hình thức tuyệt thực.
Trong tù, nếu tù nhân chết vì tuyệt thực, thì lời kết án của dư luận xã hội sẽ nhắm vào chính phủ đang nắm quyền bính. Ở Việt Nam, các chiến sỹ cách mạng vẫn thường dùng biện pháp tuyệt thực để phản đối sự đàn áp dã man của nhà tù đế quốc (Tố Hữu với bài “con cá chột nưa”) là một ví dụ điển hình. Như vậy, nhịn ăn và tuyệt thực chỉ giống nhau bề ngoài là “không ăn” nhưng kết quả của hai hình thức này hoàn toàn khác nhau.
“Những trường hợp phải thận trọng khi nhịn ăn: người nhịn ăn không tin vào phép nhịn ăn, lo sợ trong lúc nhịn ăn có thể đem đến sự nguy hại cho sức khỏe; Người gầy quá sức không nên nhịn ăn dài ngày; Trong những trường hợp cực suy yếu, hoặc hư biến thì nhịn ăn ngắn ngày; ung thư giai đoạn cuối nhịn ăn khó cứu vãn được sinh mạng nhưng có thể giảm đau đớn, vật vã sống thêm được đôi ba ngày”.
Ảnh minh họa.
“Vua cà phê” chưa nhịn ăn tuyệt đối
Trao đổi về cách thức nhịn ăn, TS Vũ Thế Khanh phân tích, cách nhịn ăn của Vua cà phê Trung Nguyên không phải là lý do chính trị, hoặc do chống đối với thế lực nào của xã hội, mà thuần túy chỉ là việc riêng của cá nhân. Nhịn ăn mà chỉ uống nước lọc thôi thì mới là “nhịn ăn” tuyệt đối, còn uống nước mè đen hoặc nước trái cây…thì vẫn chưa phải là “nhịn” tuyệt đối, bởi nước trái cây vẫn là “thức ăn”, chỉ có điều nó được chế biến ở dạng lỏng mà thôi.
Tuy nhiên, dùng các nước rau quả sẽ có lợi cho dạ dày hơn vì không phải co bóp nghiền nát thức ăn và mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng cũng hiệu quả hơn. Ngoài ra, chất dinh dưỡng lấy từ thực vật thì phù hợp với hệ thống tiêu hóa của con người hơn là chất dinh dưỡng lấy từ động vật. Bởi nếu cơ thể “nhập” vào mà không tiêu hóa hết thức ăn từ động vật, nếu tồn đọng lâu trong cơ thể thì rất dễ phân hủy thành những độc tố có hại, dễ chuyển hóa thành các chất gây ung thư, gút, …..
Các môn dưỡng sinh, khí công, thiền, yoga…khuyên mọi người “nhịn ăn” để thải độc và chữa bệnh là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, nhịn ăn phải đúng quy trình khoa học và phải uống nước đúng liều lượng để phù hợp phương trình điện giải. Sau khi “nhịn ăn” thì phải có chu trình “tập ăn” trở lại, từng bước phục hồi tính năng làm việc của dạ dày. Nếu làm không đúng thì rất nguy hiểm, nên nhớ rằng nạn đói năm 1945 ở nước ta, thì số người “chết no” do ăn no đột ngột còn nhiều hơn số người chết trong giai đoạn nhịn đói.
Hơn nữa, nhiều người nói “thiền thu năng lượng không ăn cũng sống được” thì chưa chính xác, vì nếu không ăn lâu quá rồi cũng kiệt sức và cũng chết, có điều khi tập thiền thì khả năng “nhịn” kéo dài hơn người bình thường vì quy trình “tiêu hao năng lượng dự trữ” của người tu Thiền hợp lý hơn người không tu.
Nhịn ăn là một trong những liệu pháp chữa bệnh kể cả bệnh ung thư, theo nguyên lý “ta và địch cùng nhịn ăn” thì địch chết trước ta bởi địch tham ăn lại phát triển quá nhanh, nếu quân lương cung ứng không kịp thời thì tế bào ung thư có thể bị chết đột ngột. Trong thống kê của các chuyên gia ngành ung thư, có khoảng 0,1% người bị ung thư tự khỏi bệnh vì tế bào ung thư chết đột ngột do phát triển quá nhanh mà nguồn năng lượng cho tế bào ung thư lại không được cung cấp kịp thời.
Đã có nhiều ca ung thư bệnh viện trả về, đi tập dưỡng sinh theo các môn của UIA: dưỡng sinh tâm thể, tâm năng dưỡng sinh, năng lượng sinh học, thiền, yoga..và kết hợp nhịn ăn theo khoa học và sử dụng các thức ăn uống tạo môi trường kiềm thì đã chiến thắng được căn bệnh ung thư. Bệnh ung thư sẽ phát triển nhanh trong môi trường axít, nhưng bị diệt rất nhanh trong môi trường kiềm. Tuy nhiên, nhịn ăn phải thực hiện đúng quy định.
Nhịn ăn khó nhưng không quan trọng bằng sau nhịn
Theo GS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng quốc gia, để thực hiện thắng lợi và an toàn liệu pháp rèn luyện nhịn ăn, nhằm tăng cường sức khỏe hoặc chữa bệnh, cần xây dựng thành một chương trình có kế hoạch cụ thể theo 4 giai đoạn: 1. Chuẩn bị nhịn ăn; 2. Nhịn ăn; 3. Kết thúc nhịn ăn, hồi phục; 4. Chuyển sang chế độ ăn bình thường.
Giai đoạn chuẩn bị và nhịn ăn là khó nhất cần có sự chuẩn bị kỹ về tư tưởng và tinh thần, đối tượng được thông suốt về tâm sinh lý, nắm vững mục tiêu chữa bệnh hoặc rèn luyện, biết được những diễn biến có thể xảy ra, các kết quả sẽ đạt được không chỉ tăng được sức dẻo dai chịu đựng, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong các điều kiện khó khăn sẽ gặp mà còn cải thiện được sức khỏe và phòng chống các bệnh mạn tính…
Cần thực hiện một số các nguyên tắc và biện pháp chỉ đạo trong rèn luyện nhịn ăn. Cụ thể: Nếu thức hiện lần đầu, cần chọn vào thời điểm có thời tiết thuận lợi, các lần sau không phụ thuộc vào thời tiết; Lần đầu nhịn ăn ngắn ngày 1-2 tuần, sau tăng dần từ 3-4 tuần, tuyệt đối không ăn và uống gì ngoài nước đun sôi để nguội; Bảo đảm giấc ngủ ban đêm yên tĩnh 7 – 8 giờ, uống nước vừa đủ khi khát, lao động chân tay nhẹ nhàng, có kết hợp vui chơi giải trí về tinh thần.
Việc xác định thời gian nhịn ăn bao nhiêu ngày là vừa đủ không đơn giản vì còn phụ thuộc vào đối tượng, độ tuổi, chỉ số khối lượng cơ thể (BMI), béo hoặc gầy, cá tính của đối tượng có nghiện rượu, cà phê, hút thuốc hoặc thích ăn thịt và gia vị. Người gầy chịu đựng nhịn ăn tốt hơn người béo và nhiều thực nghiệm đã xác định không nên giới hạn một cách máy móc thời gian nhịn ăn mà cần căn cứ vào thực trạng cơ thể cùng một số chỉ tiêu thể hiện sự rối loạn chuyển hóa, giảm trọng lượng của cơ thể không quá 30 – 40% của đối tượng rèn luyện, để quyết định chấm dứt thời gian nhịn ăn, nhưng cần chú ý đợt nhịn ăn dài ngày thường có kết quả tốt hơn nhịn ăn các đợt ngắn hạn cộng lại.
Sau khi nhịn ăn thường thèm ăn, cần thực hiện nghiêm thời gian hồi phục, sử dụng thức ăn nhẹ, ăn nhiều bữa, để bộ máy tiêu hóa thích ứng nhanh quá trình hồi phục tiêu hóa thức ăn. Thời gian hồi phục thường gấp 2 – 3 lần thời gian nhịn ăn với yêu cầu nâng dần lượng protein trong khẩu phần 1,5 – 2g/kg trọng lượng cơ thể ngày để cân bằng lượng nitơ và năng lượng khẩu phần. Chú ý theo dõi bổ sung lượng vitamin, đặc biệt là vitamin B1 và chất khoáng trong đó chú ý kali, phốt pho, magiê, canxi.
“Sau thời kỳ nhịn ăn nếu biết ăn uống đúng quân bình Âm Dương thì cơ thể sẽ được mãi mãi sức khỏe”.
Nhật Hà