Video

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá chậm tiến độ, sau 7 năm thi công

  • Tác giả : Thanh phong
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, Hà Nội có mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng. Dự án dự kiến đi vào hoạt động vào quý II năm 2022, tuy nhiên, đến nay, công trường nhà máy vẫn ngổn ngang, chưa thể hoàn thiện.

Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội được khởi công tháng 10/2016, dự án có tổng diện tích 13,8 ha, tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án quy mô lớn và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải.

Với công suất xử lý 270.000 m3 nước thải mỗi ngày, dự án được kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.
Với công suất xử lý 270.000 m3 nước thải mỗi ngày, dự án được kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.
Công trình khi đi vào hoạt động cũng góp phần xử lý một phần nước thải sinh hoạt cho các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì.
Công trình khi đi vào hoạt động cũng góp phần xử lý một phần nước thải sinh hoạt cho các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì.
Theo dự kiến, quý II năm 2022 nhà máy sẽ đi vào hoạt động và xử lý một phần nước thải sinh hoạt cho các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, đến nay, công trường nhà máy vẫn ngổn ngang, chưa thể hoàn thiện
Theo dự kiến, quý II năm 2022 nhà máy sẽ đi vào hoạt động và xử lý một phần nước thải sinh hoạt cho các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, đến nay, công trường nhà máy vẫn ngổn ngang, chưa thể hoàn thiện
Đối với gói thầu số 1, các nhà thầu thi công toàn bộ các hạng mục, nhập khẩu, lắp đặt thiết bị nhà máy và dự kiến cơ bản hoàn thành 93% khối lượng xây dựng sau 7 năm thi công, song dự án vẫn khó về đích trong năm 2023. Hiện các hạng mục cơ khí và thiết bị điện cơ bản hoàn thành, chỉ còn đường ống kết nối từ bên ngoài đang dang dở.
Đối với gói thầu số 1, các nhà thầu thi công toàn bộ các hạng mục, nhập khẩu, lắp đặt thiết bị nhà máy và dự kiến cơ bản hoàn thành 93% khối lượng xây dựng sau 7 năm thi công, song dự án vẫn khó về đích trong năm 2023.

Hiện các hạng mục cơ khí và thiết bị điện cơ bản hoàn thành, chỉ còn đường ống kết nối từ bên ngoài đang dang dở.

Nhà thầu đã hoàn thành hạng mục bể lắng thứ cấp gồm 24 bể có tác dụng tách bùn và nước. Có nhiều bể đã được bơm kín nước để thử nghiệm. Nước khi lắng sẽ nổi lên và đi ra khỏi nhà máy, còn bùn được bơm ngược trở lại nhà xử lý bùn để cô đặc rồi mới chuyển đi. Nhà máy áp dụng công nghệ xử lý bùn hoạt tính truyền thống AO, không sử dụng hóa chất mà xử lý bằng vi sinh. Đây là công nghệ phổ biến trên thế giới, áp dụng cho các nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn.

Nhà thầu đã hoàn thành hạng mục bể lắng thứ cấp gồm 24 bể có tác dụng tách bùn và nước. Có nhiều bể đã được bơm kín nước để thử nghiệm. Nước khi lắng sẽ nổi lên và đi ra khỏi nhà máy, còn bùn được bơm ngược trở lại nhà xử lý bùn để cô đặc rồi mới chuyển đi.

Nhà máy áp dụng công nghệ xử lý bùn hoạt tính truyền thống AO, không sử dụng hóa chất mà xử lý bằng vi sinh. Đây là công nghệ phổ biến trên thế giới, áp dụng cho các nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn.

Chia sẻ trên báo chí, đại diện Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước, thoát nước và môi trường TP Hà Nội cho biết, Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến việc đi kiểm tra các thiết bị nhà máy thuộc gói thầu số 1 không thể thực hiện được.

Ngoài ra, các nhà sản xuất, cung cấp cũng bị ảnh hưởng trong sản xuất, chế tạo dẫn đến chậm giao hàng, không thể vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.

Cùng với đó, công tác thi công của gói thầu gồm nhiều tuyến trải dài, liên quan đến địa bàn nhiều quận, phường trên địa bàn thành phố. Khu vực thi công tiềm ẩn nhiều các công trình ngầm, nổi nên gặp nhiều khó khăn.

Việc xin thủ tục xin cấp phép thi công, phân luồng giao thông, thống nhất biện pháp dẫn dòng thi công, dịch chuyển di dời cây xanh, di chuyển các công trình ngầm, nổi... cần phải làm việc với nhiều sở, ngành, cơ quan, đơn vị. Một số hạng mục thi công sát nhà dân không nhận được sự đồng thuận của nhân dân cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Ngoài nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, Hà Nội còn có dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng (công suất 8.000m3 một ngày đêm), cũng đã hoàn thành 95% khối lượng thiết kế.

Video toàn cảnh Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Thanh phong