Y học và đời sống

Nguyên nhân gây nhiều bệnh gần như ai cũng mắc

Căng thẳng dẫn đến đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra bạn sẽ bất ngờ khi biết stress gây bệnh rụng tóc, nghiến răng…

Căng thẳng dẫn đến đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Hội chứng ruột kích thích: 70% bác sĩ cho biết đây là bệnh ở đường tiêu hóa phổ biến nhất. Nguyên nhân gây ruột kích thích là co thắt cơ bụng mặc dù triệu chứng ở người này không giống người kia.

Hơn nữa, stress có thể gây đau bụng, khó chịu, tiêu chảy, táo bón hoặc bụng đầy hơi. Giữa não bộ và đường tiêu hóa có mối liên hệ với nhau nên những người bị hội chứng ruột kích thích rất nhạy cảm với stress. Vì gặp stress là điều không tránh khỏi nên chỉ còn cách là tập thể dục hoặc tập những bài thở đơn giản.

Khi bị stress thì nên tìm cách nói chuyện với người khác để giải tỏa. Ngoài ra, còn có thể uống thuốc trị co thắt để làm dịu cơn co thắt cơ bụng.

Đổ mồ hôi nhiều: Cùng là đổ mồ hôi nhưng mồ hôi do nóng hoặc do hoạt động thể chất xuất phát từ tuyến nội tiết mồ hôi, còn mồ hôi do stress lại xuất phát từ tuyến đầu tiết.

Tuyến đầu tiết có ở những điểm có nhiều nang lông như dưới cánh tay, đây là tuyến lớn và mồ hôi tiết ra tại đây có lẫn cả chất đạm và chất béo. Đây là loại mồ hôi mà vi khuẩn thích nhất và gây mùi khó chịu nhất.

Nghiến răng: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra stress gây bệnh nghiến răng. Ở một số người, chứng nghiến răng lại không rõ rệt mà chỉ thể hiện ở chỗ hay bị đau đầu, tập trung ở xung quanh thái dương. Các dấu hiệu khác là rối loạn giấc ngủ, đau tai, cơ hàm cứng, cứng vai, cứng cổ…

Nếu nghi ngờ bị nghiến răng khi ngủ thì cần đi khám bác sĩ để được lắp dụng cụ chống mài mòn răng và giảm khó chịu ở cơ hàm.

Rụng tóc: Căng thẳng nhiều và kéo dài chắc chắn sẽ gây rụng tóc, nguyên nhân là do hormon stress khiến nang tóc không hoạt động. Nếu mái tóc được chăm sóc tốt hơn và kết hợp với các biện pháp giảm stress thì tóc sẽ mọc lại trong vài tháng.

Mất ngủ: Căng thẳng và những đêm không ngủ luôn song hành với nhau. Những hormon được sinh ra do stress sẽ khiến cơ thể bị rơi vào trạng thái kích thích cảm xúc gây mất cân bằng giữa ngủ và thức.

Những lúc bị mất ngủ, thay vì nằm hàng giờ trên giường nhìn vào bóng tối thì nên làm một số việc để dễ ngủ hơn như như trước khi đi ngủ 2 tiếng tránh xem các loại màn hình, cố định thời gian đi ngủ và thức dậy, tránh các đồ uống có caffein và tập thể dục đều đặn.

Mệt mỏi: Stress gây mất ngủ và từ đó kiệt sức, thiếu năng lượng, thiếu động cơ là điều không tránh khỏi. Cần phân biệt giữa mệt mỏi do hoạt động thể chất với mệt mỏi do tinh thần. Nếu đã nghỉ ngơi mà cảm thấy mệt mỏi thì khả năng đây là chứng mệt mỏi do stress.

Lúc này cần xác định được những nguyên nhân dẫn đến căng thẳng để từng bước giải quyết. Nếu vẫn không khỏi thì cần đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Trang Anh (tổng hợp)