Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy, lạc (đậu phộng) rất giàu các chất như: chất béo lành mạnh, protein thực vật, chất xơ, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Đây là những chất giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, kiểm soát đường huyết và cân nặng tốt. Tất cả những điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Dưới đây là một số lợi ích sức khoẻ tuyệt vời của lạc đối với người bệnh tiểu đường:
Đậu phộng có chỉ số đường huyết thấp
Một trong những lý do người tiểu đường có thể ăn lạc là vì loại hạt này có chỉ số đường huyết (GI) thấp, không gây tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn. Điều này giúp người bệnh duy trì lượng đường trong máu ổn định hơn so với việc tiêu thụ các loại tinh bột nhanh như bánh mì trắng, cơm trắng hay khoai tây chiên.
Giàu chất béo tốt, hỗ trợ kiểm soát insulin
Không giống các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, đậu phộng chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn – loại chất béo tốt cho tim mạch và hỗ trợ tăng độ nhạy insulin. Điều này giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, giảm nguy cơ kháng insulin – nguyên nhân phổ biến của bệnh tiểu đường type 2.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Nguồn protein và chất xơ dồi dào
Lạc cung cấp protein thực vật và chất xơ cao, giúp người bệnh no lâu hơn, hạn chế thèm ăn và giảm nguy cơ tăng cân. Việc duy trì cân nặng hợp lý là yếu tố then chốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường lâu dài.
Giàu vi chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa
Lạc chứa magie, vitamin E, folate và các chất chống oxy hóa – những dưỡng chất giúp giảm viêm, hỗ trợ hoạt động của hệ tuần hoàn và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Điều này đặc biệt quan trọng vì người tiểu đường thường có nguy cơ cao gặp các vấn đề về tim mạch, thần kinh và mắt.
![]() |
Bơ đậu phộng. Ảnh minh hoạ |
Giữ cân nặng phù hợp
Hàm lượng protein cao trong lạc có thể tạo cảm giác no và ít thèm ăn hơn, góp phần duy trì cân nặng khỏe mạnh, kiểm soát lượng đường trong máu.
Cách ăn lạc đúng cách cho người tiểu đường
Dù mang lại nhiều lợi ích, người bệnh tiểu đường không nên ăn lạc một cách tùy tiện. Dưới đây là một số lưu ý:
Ăn với lượng vừa phải: Khoảng 20–30g/ngày là hợp lý.
Chọn lạc nguyên vị: Rang khô không muối, luộc, hoặc giã nhỏ trộn vào món ăn. Tránh các loại lạc chiên dầu, tẩm đường hay muối mặn.
Kết hợp thông minh: Có thể dùng như bữa phụ hoặc kết hợp trong các món salad, cháo yến mạch, sinh tố...
Ai nên hạn chế ăn lạc?
Người dị ứng lạc: Tuyệt đối tránh, vì có thể gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Người béo phì: Ăn quá nhiều lạc có thể gây tăng cân do hàm lượng calo cao.
Người mắc bệnh gout: Lạc có thể làm tăng axit uric và gây viêm khớp.
Người có vấn đề tiêu hóa: Lạc khó tiêu, có thể gây khó chịu cho dạ dày, đại tràng.
Trẻ em dưới 1 tuổi: Lạc có thể gây hóc hoặc dị ứng.