Bức xạ từ ánh mắng mặt trời do nắng nóng gây bệnh
Các bác sĩ bệnh viện Nội tiết trung ương cho biết, vào mùa hè, khả năng bị bệnh cường giáp tăng lên. Đó là bởi vì bức xạ từ ánh mặt trời do năng nóng có thể gây ra tình trạng này.
Tuyến giáp là một tuyến nằm ở cổ, sản xuất hormone thyroxin điều khiển những chuyển hóa cơ bản của cơ thể, tức là điều khiển các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể. Nếu một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp hoạt động quá mạnh và sản xuất ra quá nhiều thyroxin thì chức năng chuyển hóa cơ bản tăng và có thêm nhiều triệu chứng đi kèm.
Vào mùa hè do thời tiết nóng kéo dài khiến cơ thể tăng cường chuyển hóa cơ bản, tăng cường bài tiết mồ hôi,… nên tuyến giáp phải tăng cường hoạt động dẫn đến hoạt động quá mức. Tình trạng này gọi là cường giáp, nhiễm độc tuyến giáp hay bướu cổ độc...
Triệu trứng là người bệnh thường xuyên thấy nóng, đổ mồ hôi, rối loạn tâm lý, tim đập nhanh, phù mắt, sụt cân (dù ăn nhiều), khát nước, tiểu tiện nhiều, tay run, rụng tóc...
Bệnh này cần điều trị cẩn thận, lâu dài dưới sự theo dõi của bác sĩ. Giải pháp cho bạn là hạn chế ra ngoài trời nhiều trong thời tiết nắng nóng. Khi có các triệu chứng của bệnh thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi.
Nắng nóng, tăng bệnh cường giáp cần biết cách ngăn ngừa - Ảnh minh hoạ |
Hơn nữa, nóng bức gay gắt ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, từ đó gây ra các rối loạn nội tiết dẫn đến chứng cường giáp. Vì vậy, người bệnh cường giáp cần lưu ý:
- Phân chia thời gian làm việc hợp lý, có thời gian nghỉ ngơi và hạn chế lao động quá sức, không thức khuya và tránh để đầu óc bị căng thẳng.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh; thực phẩm giàu chất béo; nhóm thực phẩm nhiều tinh bột như lúa mì, lúa mạch, mì ống; nhóm thực phẩm ngọt, nhiều đường và nội tạng động vật. Đặc biệt, nên loại bỏ muối i-ốt và các thực phẩm có chứa i-ốt. Người bị cường giáp cũng nên hạn chế các loại quả nhiều đường như vải, nhãn, sầu riêng, mít…
-Thay vào đó là các loại quả giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất, kiwi, cam, quýt, cà chua, bí đỏ, ớt chuông. Bạn cũng cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và acid béo omega-3 như cá hồi, hạt óc chó, dầu olive. Đồng thời tăng thực phẩm giàu kẽm, protein, canxi.
-Người bệnh cường giáp không nên tập luyện quá sức, thực hiện các hoạt động mạnh. Bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và không nên ra nắng quá lâu, hạn chế sờ tay lên cổ để kiểm tra tuyến giáp.
- Luyện tập đều đặn mỗi ngày là việc cần thiết nhưng bạn cần lựa chọn môn tập vừa sức. Người bệnh cường giáp cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Với người chưa từng có chẩn đoán cường giáp cũng nên đi khám khi xuất hiện những triệu chứng bất thường.
Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong điều trị bệnh
Theo TS.BS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc bệnh viện Nội tiết TƯ: Với người bệnh cường giáp, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng đúng, hợp lý là rất quan trọng, góp phần giảm các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh. Vì vậy, người bị cường giáp cần biết ăn thực phẩm nào tốt, thực phẩm nào cần hạn chế.
Các thực phẩm làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh cường giáp |
Các thực phẩm làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh cường giáp, bao gồm:
- Các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, cà chua, ớt chuông có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tăng cường hệ miễn dịch
- Rau họ cải: xúp lơ, cái xoăn, cải bắp có thành phần làm giảm việc sản xuất hooc môn tuyến giáp
- Thực phẩm giàu vitamin D, kẽm, Se len, Omega3 như: cá hồi, quả óc chó, dầu ô liu là các sản phẩm cung cấp axit béo cho cơ thể và ngăn ngừa loãng xương
- Cân đối chất đạm động vật và thực vật với số lượng và tỷ lệ phù hợp sẽ giúp ích cho sức khỏe, an toàn cho người bệnh cường giáp.
- Nếu người mắc bệnh cường giáp không gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu thì có thể bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa như: sữa tách kem, sữa chua, phomai để bổ sung canxi, hạn chế loãng xương – bệnh lý thường gặp ở người bệnh cường giáp.
Những thực phẩm hạn chế dùng nếu bạn bị cường giáp:
- Thực phẩm giàu i-ốt: i-ốt làm tăng hoạt động của tuyến giáp dẫn đến tăng tình trạng cường giáp. Các sản phẩm giàu i-ốt như: Muối i-ốt, Rong biển, Tảo, Một số lại hải sản.
- Cà phê: caffeine là một trong những chất kích thích có khả năng kích thích tăng hoạt động tuyến giáp. Do đó, việc sử dụng cà phê làm người bệnh cường giáp càng tỏa nhiệt nhiều hơn, gây nóng nảy, khó chịu.
- Đồ uống chứa cồn: người bị cường giáp sử dụng thường xuyên các thực phẩm chứa cồn sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương do các sản phẩm chứa cồn làm hạn chế sự hấp thu canxi.