Mướp đắng hoặc Momordica charantia, là loại trái cây nhiệt đới, giống bầu, được cho là mang lại nhiều lợi ích. Mướp đắng được sử dụng như loại thực phẩm, loại nước ép được gọi là nước ép karela, hoặc như một loại trà.
Mướp đắng chứa các hợp chất được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh, chẳng hạn như tiểu đường. Chất chiết xuất từ mướp đắng cũng được phổ biến rộng rãi dưới dạng thực phẩm chức năng.
Tác hại ít người biết của mướp đắng
Gây tan máu
Trong hạt mướp đắng chứa một hoạt chất là vicine, khả năng tạo ra nhiều men oxy hoá khử trên màng tế bào. Khi chất này được sinh ra quá nhiều trên màng tế bào máu, nhất là tế bào hồng cầu sẽ gây hư hại, thậm chí thủng màng tế bào. Điều này gián tiếp làm tan máu.
Hạ đường huyết đột ngột
Mướp đắng chứa p-insulin, mang lại hiệu quả hạ đường huyết tương tự insulin. Nhưng cũng chính vì điều này mà khi dùng quá nhiều, mướp đắng có thể gây ra tụt đường huyết đột ngột; chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, hốt hoảng, có thể bị choáng và ngất.
Ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ
Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.
Cồn cào ruột gan
Ăn mướp đắng khi đói sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, tạo ra cảm giác bỏng rát, cồn cào, đau bụng, thậm chí tiêu chảy.
Lưu ý khi ăn mướp đắng
Nên tránh ăn mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây ngộ độc thạch tín. Mặc dù đây là trường hợp hy hữu, hiếm gặp nhưng bạn cũng cần cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Nếu đang có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe và muốn sử dụng mướp đắng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước để được tư vấn về liều lượng hợp lý, tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Không uống trà cùng hoặc sau khi ăn mướp đắng vì dễ tổn thương dạ dày.