Y học và đời sống

Muồng truổng chữa mẩn ngứa lở loét

M

Trong rễ muồng truổng có màu vàng, vị rất đắng, chứa ancaloit, chủ yếu là becberin và một số hoạt chất khác. Trong quả có một ít tinh dầu mùi thơm xitronellal. Vỏ cây chứa Diosmin (hương diệp mộc đại), Hesperidin (đăng bì đại), Avicennin (lặc giảo tố), sterol, phenol, axit hữu cơ. Muồng truổng có vị cay, tính ấm, công dụng trừ phong, hóa thấp, tiêu sưng, thông lạc. Trong y học cổ truyền, muồng truổng chủ trị: họng hầu sưng đau, hoàng thũng, sốt rét, phong thấp xương đau, vấp ngã đánh đập tổn thương…

Trị viêm gan mãn tính: Lấy rễ muồng truổng khô 1-2 lạng sắc uống.

Trị thủy thũng do viêm thận: Rễ khô 1-2 lạng sắc nước uống.

Trị phong thấp xương đau, vấp ngã, đánh đập ứ máu đau: Rễ khô muồng truổng từ 1-2 lạng sắc nước uống.

Trị vấp ngã, tổn thương, vùng eo lưng làn việc nặng nhọc bị tổn thương, khớp đốt đau do phong thấp, viêm khớp kiểu phì đại: rễ muồng truổng 1 lạng, rễ tường vi 1 lạng, rễ sơn hoa tiêu 0.8 lạng. Ngâm các vị trên cùng 1l rượu nóng trong nửa tháng. Lần thứ nhất uống 100ml sau đó mỗi lần dùng 50 ml, ngày 2 lần, đồng thời dùng lượng vừa phải xoa bên ngoài.

Lá non muồng truổng: Có chứa hesperidin công dụng trị hoàng đản. Ngoài ra theo Linh nam thái dược lục có tác dụng chữa bệnh lở loét vú. Lấy lá non giã nhừ sắc uống, cùng chút rượu, lấy bã đắp xung quanh chỗ lở loét, ở giữa không đắp để hở để tiết khí độc đi.

Chữa mẩn ngứa, lở loét chảy nước: lấy rễ về sao vàng sắc đặc uống, mỗi ngày uống 6-12g rễ khô. Dùng ngoài không kể liều lượng để làm nước tắm khi bị mẩn ngứa, lở loét, ghẻ.

BS Lệ Quyên, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc

Từ Khoá