Lẩu là món ăn được yêu thích, đặc biệt là trong mùa lạnh. Nhưng ít ai biết rằng, không phải ai ăn lẩu cũng tốt.
|
Lẩu là món ăn được nhiều người yêu thích, nhất là trong thời tiết lạnh. Chỉ với nồi nước dùng và một số loại rau, củ, thịt, hải sản là bạn đã có ngay một nồi lẩu chất lượng. Ảnh Internet |
|
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ẩn sau sự hấp dẫn của món lẩu lại là những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng. Ảnh Internet |
|
Người bị tiểu đường: Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh. Việc ăn nhiều thịt đỏ, hải sản trong lẩu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, vốn là biến chứng thường gặp ở người tiểu đường. Ảnh Internet |
|
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém: Đối với những nhóm người này khi ăn lẩu quá cay có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày,... Ảnh Internet |
|
Người bị viêm họng mãn tính, mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn,..., cũng nên hạn chế ăn lẩu cay vì có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Ảnh Internet |
|
Người mới phẫu thuật đường tiêu hóa cần kiêng lẩu trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Do hệ tiêu hóa sau phẫu thuật còn yếu nên cần thời gian để phục hồi. Việc ăn lẩu có thể gây kích ứng, làm chậm quá trình lành vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Ảnh Internet |
|
Người bị bệnh gout cần hạn chế ăn lẩu hải sản. Bởi hải sản, nội tạng động vật, nước dùng đậm đặc từ xương... chứa nhiều purin. Purin khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric, làm tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể urat tại các khớp, gây cơn gút cấp, sưng đau, viêm khớp. Ảnh Internet |
|
Phụ nữ mang thai: Theo chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù món lẩu không gây hại cho bà bầu, tuy nhiên do thói quen nhiều người nhúng thức ăn qua loa, ăn thịt tái khi ăn lẩu dẫn đến nguy cơ nhiễm các bệnh về ký sinh trùng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai sức đề kháng yếu đi, việc nhiễm sán hay ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Ảnh Internet |
|
Người bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn lẩu bởi các loại gia vị cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ trong lẩu có thể kích thích đường ruột, gây co thắt, đau bụng, tiêu chảy, làm nặng thêm triệu chứng của bệnh. Ảnh Internet |
|
Một số lưu ý khi ăn lẩu để bảo vệ cơ thể: Không nên giữ thói quen nhúng tái, nên để đồ ăn trong nước lâu hơn để thực phẩm chín kỹ. Tránh để ký sinh trùng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể. Không nên đun nước lẩu quá lâu vì như vậy sẽ làm tăng hàm lượng nitric, vitamin bị phân huỷ. Nên thay nước lẩu 60 phút một lần. Chỉ nên ngồi ăn lẩu từ 2 tiếng đổ lại. Vì ngồi ăn quá lâu sẽ khiến tăng tiết dịch mật, dịch tuỵ dẫn đến rối loạn dạ dày và còn có nguy cơ tăng lượng cholesterol, ảnh hưởng đến huyết áp. Ảnh Internet |
Xem video: Cận cảnh nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới, lớn hơn cả sân vận động