Loài vật nhỏ hơn sợi tóc có thể gây dị ứng, viêm xoang cho con người. Ảnh minh họa |
Nguyên nhân gây dị ứng mạt bụi
Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại các yếu tố ngoại lai như phấn hoa, lông vật nuôi hay mạt bụi. Hệ thống miễn dịch tạo ra các protein được gọi là kháng thể, bảo vệ chúng ta khỏi những kẻ xâm lược không mong muốn có thể khiến chúng ta bị bệnh hoặc gây nhiễm trùng. Khi bạn bị dị ứng, hệ miễn dịch sản xuất các kháng thể nhận định dị nguyên này như một vật gây hại, dù chúng vô hại. Khi có tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch tạo ra phản ứng viêm trong đường mũi hoặc phổi. Phơi nhiễm kéo dài hoặc thường xuyên với dị nguyên có thể gây viêm mãn tính, dẫn đến hen suyễn.
Mạt bụi ăn các chất hữu cơ như tế bào da chết, và thay vì uống nước, sinh vật này hấp thu nước từ độ ẩm trong không khí. Bạn có biết rằng bụi trong nhà chúng ta cũng chứa chất thải và xác mạt bụi, chính các protein này là thủ phạm của dị ứng mạt bụi.
Triệu chứng khi bị dị ứng mạt bụi
Khi bị dị ứng mạt bụi thì sẽ có các triệu chứng sau:
Nghẹt mũi, ngứa mũi hoặc chảy mũi
Chảy dịch mũi sau
Da bị ngứa
Đỏ mắt, ngứa hoặc chảy nước mắt
Có thể gây đau, rát mặt
Ho, đau họng
Sưng mắt, khó ngủ
Nếu mắc bệnh hen suyễn thì khi dị ứng mạt bụi sẽ có kèm các triệu chứng sau:
Khò khè hoặc hụt hơi
Đau ngực, khó thở
Khó nói
Lên cơn hen nặng
Cách phòng tránh mạt bụi nhà
Dưới đây là một số cách ngăn ngừa dị ứng mạt bụi tại nhà:
Dùng loại vỏ chống dị ứng có kéo khoá để bọc nệm, gối.
Giặt ga giường, nệm, gối, mền thường xuyên, ít nhất mỗi tuần một lần.
Duy trì độ ẩm trong nhà ở mức 30-50%, có thể dùng điều hoà hoặc máy hút ẩm.
Sử dụng máy lọc không khí hoặc máy hút bụi đạt tiêu chuẩn HEPA.
Dùng khăn ẩm để lau bụi để bụi không phát tán ra xung quanh.
Đồ đạc trong nhà phải sắp xếp ngăn nắp, bỏ bớt các vật dụng không sử dụng để hạn chế bụi tích tụ.
Vệ sinh rèm cửa thường xuyên