Giấy bạc (giấy nhôm) từ lâu đã trở thành vật dụng quen thuộc trong nhà bếp hiện đại. Nó thường được sử dụng để bọc thực phẩm khi nướng, hấp, bảo quản lạnh hoặc giữ nhiệt món ăn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng và y tế cảnh báo rằng việc sử dụng giấy bạc không đúng cách, đặc biệt khi kết hợp với một số thực phẩm nhất định, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thực phẩm tuyệt đối không nên bọc bằng giấy bạc khi nấu nướng, đặc biệt ở nhiệt độ cao.
Thực phẩm có tính acid cao: Cà chua, chanh, giấm, trái cây chua…
Các loại thực phẩm chứa nhiều axit như cà chua, chanh, giấm, cam, quýt… có thể phản ứng hóa học với giấy nhôm, làm giải phóng các ion nhôm vào thực phẩm.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Theo các nghiên cứu, việc cơ thể hấp thụ lượng lớn nhôm trong thời gian dài có thể gây hại cho não bộ, làm tăng nguy cơ mất trí nhớ, Alzheimer, đồng thời ảnh hưởng đến gan, thận và xương.
Hải sản, đặc biệt là tôm, cua, mực đã ướp chanh, giấm
Một số món ăn phổ biến như tôm hấp chanh, mực ướp giấm thường được bọc giấy bạc rồi đem nướng hoặc hấp.
Tuy nhiên, đây là thói quen tiềm ẩn nguy cơ độc hại. Lý do là hải sản chứa các nguyên tố kim loại (như arsenic), khi gặp môi trường acid và nhiệt độ cao, có thể chuyển hóa thành các dạng hợp chất độc hại.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Các món mặn chứa nhiều muối: cá kho, thịt muối, thức ăn mặn đậm đà
Muối (natri clorua) cũng có thể phản ứng với nhôm trong giấy bạc khi nấu nóng, đặc biệt là các món kho, nướng có nước sốt đậm.
Quá trình này làm tăng nguy cơ nhiễm độc nhôm từ từ qua đường tiêu hóa – ảnh hưởng đến chức năng thận và huyết áp.
Giấy bạc là trợ thủ đắc lực trong nhà bếp – nhưng không thể dùng tùy tiện với mọi món ăn. Sự kết hợp sai giữa giấy bạc và các thực phẩm có tính acid hoặc mặn không chỉ làm thay đổi chất lượng món ăn mà còn gây nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn về lâu dài.
Để đảm bảo an toàn khi chế biến thực phẩm, các chuyên gia khuyên rằng:
Chỉ nên dùng giấy bạc để bọc các loại thực phẩm khô, ít acid như khoai, bắp, bánh mì...
Với thực phẩm ướp giấm, chanh hoặc có tính acid – nên dùng giấy nến, đồ gốm, thủy tinh chịu nhiệt thay thế.
Không dùng giấy bạc trong lò vi sóng – nguy cơ gây cháy nổ cao.
Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, nên dùng hộp thủy tinh hoặc nhựa chuyên dụng có nắp kín.