Dinh dưỡng

Loại rau dại ở miền Tây xưa bị 'ngó lơ', nay thành đặc sản khó cưỡng

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Đọt choại thường được chế biến trong các món đặc trưng Nam Bộ như rau luộc chấm kho quẹt, nhúng lẩu mắm, xào tép đồng, canh cá rô đồng, đổ bánh xèo, canh chua bông điên điển..
Rau choại là loài rau mọc dại được biết với nhiều tên gọi khác nhau từ cách phát âm của các vùng miền. Hiện nay, đa số mọi người sẽ gọi là rau choại, rau trại hoặc rau chạy. Ảnh Internet

Rau choại là loài rau mọc dại được biết với nhiều tên gọi khác nhau từ cách phát âm của các vùng miền. Hiện nay, đa số mọi người sẽ gọi là rau choại, rau trại hoặc rau chạy. Ảnh Internet

Loài rau này thuộc họ dương xỉ, thân leo, thường mọc ở rừng, bưng biển bỏ hoang và đặc biệt là vùng đất bị nhiễm phèn nhẹ. Ảnh Internet

Loài rau này thuộc họ dương xỉ, thân leo, thường mọc ở rừng, bưng biển bỏ hoang và đặc biệt là vùng đất bị nhiễm phèn nhẹ. Ảnh Internet

Thân cây rau choại rất dài, có cây dài đến gần 20m, phần rễ bám chặt vào thân cây chủ, điển hình nhất là cây tràm. Lá đọt choại có hình thù giống lông chim, dài khoảng 1m, khi còn non có màu nâu xanh, đầu lá uốn cong nhìn khá giống con cuốn chiếu.

Thân cây rau choại rất dài, có cây dài đến gần 20m, phần rễ bám chặt vào thân cây chủ, điển hình nhất là cây tràm. Lá đọt choại có hình thù giống lông chim, dài khoảng 1m, khi còn non có màu nâu xanh, đầu lá uốn cong nhìn khá giống con cuốn chiếu.

Đọt choại hơi nhớt, có vị đắng khi mới ăn nhưng sau đó càng ăn càng thấy ngọt. Ảnh huongsacmientay

Đọt choại hơi nhớt, có vị đắng khi mới ăn nhưng sau đó càng ăn càng thấy ngọt. Ảnh huongsacmientay

Loại rau này rất tốt cho sức khỏe vì nhuận trường, trị bệnh về da, sốt rét, chống lão hóa, cung cấp chất sắt, giúp xương khớp tăng chất nhờn, khoáng chất, chất xơ... Ảnh Internet

Loại rau này rất tốt cho sức khỏe vì nhuận trường, trị bệnh về da, sốt rét, chống lão hóa, cung cấp chất sắt, giúp xương khớp tăng chất nhờn, khoáng chất, chất xơ... Ảnh Internet

Đọt choại thường được chế biến trong các món đặc trưng Nam Bộ như rau luộc chấm kho quẹt, nhúng lẩu mắm, xào tép đồng, canh cá rô đồng, đổ bánh xèo, canh chua bông điên điển... Ảnh Internet

Đọt choại thường được chế biến trong các món đặc trưng Nam Bộ như rau luộc chấm kho quẹt, nhúng lẩu mắm, xào tép đồng, canh cá rô đồng, đổ bánh xèo, canh chua bông điên điển... Ảnh Internet

Vì dễ chế biến món ăn và dễ thu hái trong thiên nhiên nên đọt choại trở thành sản vật thiên nhiên cho người dân trong mùa mưa bão nước ngập khắp đồng. Ảnh Internet

Vì dễ chế biến món ăn và dễ thu hái trong thiên nhiên nên đọt choại trở thành sản vật thiên nhiên cho người dân trong mùa mưa bão nước ngập khắp đồng. Ảnh Internet

Tuy dễ hái, dễ nấu nhưng đọt choại nhanh héo. Nếu để qua đêm nên bỏ vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm nước. Ảnh Internet

Tuy dễ hái, dễ nấu nhưng đọt choại nhanh héo. Nếu để qua đêm nên bỏ vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm nước. Ảnh Internet

Trong khoảng tháng 8 đến tháng 11, đọt choại cùng với các loại rau dân dã khác là bông điên điển, lá sầu đâu, bồn bồn, kèo nèo... là món ăn đậm đà hương vị miền Tây cho những ai đã một lần thưởng thức. Ảnh Internet

Trong khoảng tháng 8 đến tháng 11, đọt choại cùng với các loại rau dân dã khác là bông điên điển, lá sầu đâu, bồn bồn, kèo nèo... là món ăn đậm đà hương vị miền Tây cho những ai đã một lần thưởng thức. Ảnh Internet

Giang Thu (T/H)