Trong số tất cả các loài hải cầu còn tồn tại trên Trái đất, hải cẩu mũ có lẽ là loài kỳ lạ nhất. Con đực của loài hải cẩu sống đơn độc này có cái mũi khác thường, rủ xuống mồm.
Hải cẩu voi phương Nam (Mirounga leonina) dài 2-7 mét, phân bố ở Nam Đại Dương. Con đực to lớn của loài này có cái mũi giống vòi voi. Đây là loài thú ăn thịt lớn nhất, với trọng lượng lên đến 5 tấn. Ảnh: Earth.com.
Hải cẩu voi phương Bắc (Mirounga angustirostris) dài 2-5 mét, sống ở bắc Thái Bình Dương. Giống như họ hàng phương Nam, chúng từng bị săn đến mức gần tuyệt chủng, nhưng đang dần phục hồi. Ảnh: Wikipedia.
Hải cẩu đốm (Phoca largha) dài 1,4-1,7 mét, chủ yếu xuất hiện trên các tảng băng trôi ngoài bờ biển phía Bắc Siberia và vùng Yukon, Canada. Các cá thể trưởng thành sống thành từng đôi. Ảnh: Wikipedia.
Hải cẩu thường (Phoca vitulina) dài 1,2-2 mét, phân bố ở hầu khắp các vùng biển ôn đới Bắc Bán Cầu. Thường gọi là hải cẩu cảng, chúng thường xuất hiện ở các khu vực có con người sinh sống. Ảnh: Wikipedia.
Hải cẩu khoanh tròn (Pusa hispida) dài 1-1,7 mét, cư trú ở các thềm băng Bắc Cực. Con non được sinh ra dưới mặt băng để bảo vệ chúng khỏi các loài động vật săn mồi. Ảnh: Yle.
Hải cẩu mũ (Cystophora cristata) dài 2-2,7 mét, phân bố ở Bắc Cực. Con đực của loài hải cẩu sống đơn độc này có cái mũi khác thường, rủ xuống mồm. Khi ve vãn con cái, nó thổi phồng cái túi da màu đỏ bên trong mũi. Các con non sống tự lập khi mới 5 ngày tuổi. Ảnh: Sylvain Cordier.
Hải cẩu Baikal (Pusa sibirica) dài 1-1,4 mét, là loài đặc hữu của hồ Baikal, Nga. Vào mùa đông, loài hải cẩu nước ngọt này dùng răng và vuốt để tạo lỗ thở trong băng. Ảnh: Wikipedia.
Hải cẩu Caspi (Pusa caspica) dài 1,5 mét, sống ở vùng biển nội địa Caspi. Ở loài hải cẩu này, con đực chỉ giao phối với duy nhất một con cái, không tranh giành con cái với các con đực khác. Ảnh: iStock.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.