Dinh dưỡng

Loại củ đen sì lại "lắm sừng", ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Loại củ xấu xí mà có những tác dụng bất ngờ này chính là củ ấu. Củ ấu có bề ngoài đen sì nhưng chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, góp phần phòng tránh và điều trị nhiều bệnh nên được mệnh danh là "nhân sâm bình dân".

Củ ấu có tên gọi khác là lãng thực, ấu nước hay ấu trụi, là một loại cây sống dưới nước. Thân củ ấu ngắn và có lông bên ngoài. Cây ấu có hoa màu trắng và thường xen kẽ với lá. Quả mà chúng ta thường gọi là củ ấu có hình dáng rất khác biệt với hai sừng mọc hai bên. Hai sừng này được phát triển từ các lá đài.

Khi dùng củ ấu, bạn sẽ thu nạp cho mình được rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng. Trong 1 củ ấu, hàm lượng tinh bột chiếm khoảng 49% và hàm lượng protein chiếm 10,3%. Vì thế, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn sau khi ăn loại củ này.

Củ ấu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong 100 gram củ ấu có chứa:

Calo: 97.

Chất béo: 0.1 gram.

Carbohydrate: 23.9 gram.

Chất xơ: 3 gram.

Protein: 2 gram.

Natri: 17% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.

Mangan: 17% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.

Vitamin B6: 16% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.

Vitamin B2: 12% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.

Vitamin C: 8% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của củ ấu đối với sức khỏe:

Chống nhiễm trùng

Một công dụng tuyệt vời khác của củ ấu là khả năng chống nhiễm trùng nhờ có chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol và flavonoid. Các chất này không chỉ có khả năng chống vi rút, kháng khuẩn mà còn ngăn chặn tình trạng nấm và ngừa nhiễm trùng hiệu quả.

Cải thiện giấc ngủ

Hàm lượng vitamin B-6 được tìm thấy trong củ ấu có tác dụng tăng cường sản xuất chất dẫn truyền thần kinh để ổn định tâm trạng và giảm căng thẳng. Nhờ đó mà loại củ này được xem là "phương thuốc" tự nhiên giúp xua tan mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Làm đẹp da và tóc

Các dưỡng chất trong củ ấu hoạt động như một chất giải độc tự nhiên và có tác dụng làm sạch cơ thể khỏi tất cả các độc tố. Điều này góp phần làm làn da của bạn trở nên sáng mịn hơn, đồng thời giúp mái tóc thêm bóng mượt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giúp kiểm soát huyết áp

Củ ấu chứa nhiều kali nên có thể chống lại các tác động xấu của natri và làm giảm huyết áp. Đồng thời, loại củ này cũng được coi là thực phẩm thân thiện với trái tim, làm giảm mức cholesterol xấu và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Hỗ trợ trị bệnh viêm loét dạ dày

Củ ấu có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng trong bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Nhờ thành phần giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, acid ferulic mà củ ấu có khả năng chống viêm mạnh mẽ, đặc biệt là các tình trạng viêm ở đường tiêu hóa.

Lưu ý khi ăn và sử dụng củ ấu

Phụ nữ có thai không nên dùng

Sau quá trình sinh nở, sức đề kháng của mẹ chưa hồi phục hoàn toàn, cơ thể cũng chưa hoạt động tốt nhất. Do đó, mẹ không nên ăn quá nhiều củ ấu, đặc biệt là tránh ăn củ ấu sống để tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,...

Những người có u không nên ăn củ ấu

Củ ấu là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Những người có u cục ở vùng bụng hay ngực không nên ăn củ ấu vì có thể gây khí trệ dẫn đến máu huyết lưu thông kém đi.

Ngâm củ ấu kỹ trước khi sử dụng củ

Củ ấu là phần nằm bên dưới lớp bùn nên cần được ngâm kỹ để loại sạch bùn bẩn và các vi sinh vật bám trên bề mặt củ, đặc biệt là các loại ký sinh trùng.

Nếu ăn củ ấu chưa được rửa sạch, các vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập và gây các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi,...

Giang Thu (T/H)