Khám phá

Loài cá được mệnh danh "Vua tốc độ dưới đáy biển"

  • Tác giả : Giang Thu (T/H)
Có hàng ngàn loài cá dưới đáy biển, song chỉ một loài cá duy nhất vẫn giữ được danh hiệu loài cá bơi nhanh nhất qua nhiều thế kỷ. Đó là cá buồm (sailfish).
Cá buồm sống ở vùng nước ấm của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhờ sở hữu hình dạng thuôn gọn và cơ đuôi mạnh mẽ, nó có thể đẩy nước và đạt vận tốc tối đa lên tới 125 km/h. Ảnh khoahoc.tv

Cá buồm sống ở vùng nước ấm của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhờ sở hữu hình dạng thuôn gọn và cơ đuôi mạnh mẽ, nó có thể đẩy nước và đạt vận tốc tối đa lên tới 125 km/h. Ảnh khoahoc.tv

Cá buồm có tốc độ tương đương với báo gê-pa (hay báo săn), vốn được biết đến là loài động vật chạy nhanh nhất trên cạn. Bởi vậy mà chúng được đặt cho biệt hiệu "vua tốc độ" của thảo nguyên. Ảnh Getty

Cá buồm có tốc độ tương đương với báo gê-pa (hay báo săn), vốn được biết đến là loài động vật chạy nhanh nhất trên cạn. Bởi vậy mà chúng được đặt cho biệt hiệu "vua tốc độ" của thảo nguyên. Ảnh Getty

Vây lưng của chúng giống như cánh buồm nhô ra từ phía sau, còn vây ngực ở hai bên, đóng một vai trò quan trọng trong khả năng điều hướng và ổn định vận tốc.

Vây lưng của chúng giống như cánh buồm nhô ra từ phía sau, còn vây ngực ở hai bên, đóng một vai trò quan trọng trong khả năng điều hướng và ổn định vận tốc.

Cá buồm thường tấn công những con cá nhỏ hơn bằng cách lao về phía chúng, rồi dùng chiếc mỏ nhọn, thuôn dài của mình để đâm vào nạn nhân.

Cá buồm thường tấn công những con cá nhỏ hơn bằng cách lao về phía chúng, rồi dùng chiếc mỏ nhọn, thuôn dài của mình để đâm vào nạn nhân.

Bên dưới cơ thể bóng bẩy của loài cá này là những chiếc gai xương được bố trí hoàn hảo, đã làm tăng thêm tính toàn vẹn, khi cho phép chúng đạt được tốc độ bùng nổ mà không tổn hại đến các cơ quan bên trong.

Bên dưới cơ thể bóng bẩy của loài cá này là những chiếc gai xương được bố trí hoàn hảo, đã làm tăng thêm tính toàn vẹn, khi cho phép chúng đạt được tốc độ bùng nổ mà không tổn hại đến các cơ quan bên trong.

Mặc dù có thể sử dụng tốc độ để đi săn, cũng như né tránh kẻ thù một cách hiệu quả, song cá buồm vẫn nằm trong danh sách các loài dễ bị tổn thương. Nguyên nhân là bởi chúng phụ thuộc vào các rạn san hô làm nơi kiếm ăn và sinh sản. Trong khi đó, quần thể san hô tại nhiều khu vực lại đang có dấu hiệu bị tổn thương và suy giảm, kéo theo sự biến mất của loài này khỏi khu vực đó. Ảnh Internet

Mặc dù có thể sử dụng tốc độ để đi săn, cũng như né tránh kẻ thù một cách hiệu quả, song cá buồm vẫn nằm trong danh sách các loài dễ bị tổn thương.

Nguyên nhân là bởi chúng phụ thuộc vào các rạn san hô làm nơi kiếm ăn và sinh sản. Trong khi đó, quần thể san hô tại nhiều khu vực lại đang có dấu hiệu bị tổn thương và suy giảm, kéo theo sự biến mất của loài này khỏi khu vực đó. Ảnh Internet

Giang Thu (T/H)