Cá mặt quỷ phân bố rộng rãi khắp các vùng biển nhiệt đới của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và được mệnh danh là "chúa tể nọc độc" do cấu tạo cơ thể đặc thù của nó. Ảnh Wiki |
Cá mặt quỷ có thân hình xù xì, lớp da thô ráp, loang lổ khắp mình màu nâu đỏ lẫn màu rêu với nhiều vây sắc nhọn ở sống lưng. Đây là một đặc điểm giúp chúng ngụy trang trên đá để lẩn trốn kẻ thù. Ảnh |
Trên lưng của cá mặt quỷ có 13 vây lưng có chứa độc tố mạnh. |
Độc tố từ loài cá này được tiết ra từ gai trên vây chạy dọc sống lưng, chứa lượng chất độc cực hại và có thể gây cơn đau đớn dữ dội, thậm chí dẫn đến tử vong. Những chiếc gai nhọn như mũi kim tiêm hoạt động như cơ chế phòng thủ và được dựng thẳng đứng khi con cá cảm thấy bị đe dọa. Ảnh Infonet |
Chúng có thể sống được trên cạn trong vài ngày nếu như môi trường đủ độ ẩm, đặc biệt kể cả khi chết đi thì độc tố trên vây cá mặt quỷ vẫn có thể tồn tại nhiều ngày. Ảnh Internet |
"Cá mặt quỷ" là tên được dùng để gọi 5 loài cá thuộc chi Synanceia, bao gồm những loài thường sinh sống tại rạn san hô (Synanceia verrucosa) và cửa sông (Synanceia horrida). |
Cá mặt quỷ dài 30 - 40 cm, giỏi ngụy trang và sử dụng tốc độ để săn mồi. Sau khi cá xác định được con mồi, nó tung ra cú đớp chỉ trong 0,015 giây để nuốt gọn đối phương. Ảnh Khoahoc |