Quái vật này có thân dài 6 mét với 32 đốt sống riêng biệt, có hàm răng nhọn và dày đặc, chủ yếu được sử dụng để bắt cá.
|
Tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, trong hệ tầng Gualing, một sinh vật lạ đã được phát hiện trong một phiến đá cổ đã tồn tại suốt 240 triệu năm. Sinh vật này có thân hình dài, uốn lượn, khiến người ta liên tưởng đến một con rồng trong truyền thuyết. |
|
Nhóm khoa học Trung Quốc - Đức - Anh đã xác định đó là loài Dinocephalosaurus orientalis, một loài bò sát biển quái dị và sơ khai nhất trong thế giới khủng long. |
|
Quái vật này có thân dài 6 mét với 32 đốt sống riêng biệt, có hàm răng nhọn và dày đặc, chủ yếu được sử dụng để bắt cá. |
|
Đặc điểm nổi bật là sống và sinh sản của chúng diễn ra hoàn toàn trong đại dương. |
|
Sinh vật này không chỉ gợi nhớ về rồng mà còn khiến nhiều nhà khoa học liên tưởng đến quái vật hồ Loch Ness và nhóm thằn lằn cổ rắn cổ đại. |
|
Tuy nhiên, các phân tích chỉ ra rằng nó không có quan hệ họ hàng với những loài này. |
|
Dinocephalosaurus orientalis được tìm thấy lần đầu ở Trung Quốc năm 2003, nhưng mẫu vật đó không hoàn chỉnh. |
|
Với mẫu vật mới ở Quý Châu, đây là lần đầu tiên mô tả chi tiết thân hình giống rồng của sinh vật này, mở ra những khám phá mới về thế giới kỳ lạ của kỷ Tam Điệp, khiến các nhà cổ sinh vật học thêm bối rối và thú vị. |
Mời quý độc giả xem thêm video: Phát hiện “quái vật' đầu chim, đuôi khủng long, chấn động cả giới khảo cổ.