“Trên thực tế, dư luận nhân dân đang bức xúc về tình trạng đưa, nhận hối lộ, móc nối giữa tư nhân và cán bộ, công chức để giành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm đoạt tài sản của Nhà nước xảy ra ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đây vẫn là các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, người ở khu vực tư sẽ bị xử lý với vai trò đồng phạm của hành vi tham nhũng” – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. plo.vn ngày 21/9
Dư luận búc xúc… thì đúng quá rồi! Nhưng làm thế nào để dư luận ấy không còn bức xúc nữa thì thấy loay hoay quá!
“Chủ thể kê khai không nên đại trà, tràn lan, chỉ nên là những người đứng đầu, đặc biệt là những ngành dễ tham nhũng như tài chính, đất đai, môi trường, giao thông… Tòa án, viện kiểm sát cũng cần vì cơ hội tham nhũng ở đó không nhỏ. Những người trong ban lãnh đạo, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị của các doanh nghiệp nhà nước dứt khoát phải kê khai, cả tài sản của người nhà, thân nhân chứ không chỉ của cá nhân. Kê khai trước hết là bất động sản, rồi đến chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu… Cơ quan quản lý thông tin về kê khai tài sản cũng cần “nối mạng” trực tiếp với các cơ quan giao dịch tài sản, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu… để nắm được sự thay đổi về tài sản của người kê khai.” – TS Hoàng Ngọc Giao – viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển. tuoitre.vn ngày 10/9
Có lẽ, “những người đứng đầu” nên kê khai làm gương để nhân dân tỏ tường tài sản ạ!
Nguyên Thủy
Lãnh đạo phải kê khai tài sản làm gương
Tin liên quan
Chỉ nên kê khai tài sản của những người đứng đầu, đặc biệt là những ngành dễ tham nhũng như tài chính, đất đai, môi trường, giao thông…
Tin cùng chuyên mục
-
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí… nguy hại sức khỏe người dân
-
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
-
Thực đơn đám cưới "độc lạ"ở Yên Bái
-
ĐBQH: Không vì chi phí mà thiếu tập trung an toàn đường sắt tốc độ cao
-
Cô giáo dạy trẻ “đặc biệt”: Phải có tâm, lòng yêu nghề và yêu trẻ