Thế giới

Khủng hoảng năng lượng và điện ở Trung Quốc

  • Tác giả : An Quý
Tình trạng thiếu điện ngày càng gia tăng ở Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy ngừng sản xuất, trong đó có nhiều nhà cung cấp cho Apple và Tesla.

Nhiều cửa hàng ở vùng đông bắc hoạt động dưới ánh nến và các trung tâm thương mại đóng cửa sớm khi thiệt hại kinh tế tăng lên.

Nhiều nơi yêu cầu người dân không sử dụng các thiết bị điện tử tiêu tốn nhiều năng lượng như máy nước nóng và lò vi sóng trong thời gian cao điểm. Trong khi mùa đông giá lạnh đang chuẩn bị đến.

dien-trung-quoc.jpg
Công nhân của nhà máy điều hành lưới điện Trung Quốc, Southern Power Grid, kiểm tra cáp điện kết nối các tháp truyền tải ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Rueters)

Khi Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu than từ Úc và Mông Cổ, các nhà máy sản xuất điện cũng phải giảm sản lượng để tránh thua lỗ, do giá bán của họ bị giới hạn.

Nhu cầu đối với sử dụng điện cũng tăng vọt kể từ cuối tháng 4/2020 - khi Trung Quốc phong tỏa do dịch bệnh Covid-19, dẫn đến tình trạng thiếu điện diện rộng.

Các nhà phân tích cho biết, khủng hoảng năng lượng đã làm ảnh hưởng đến sản xuất trong các ngành công nghiệp ở một số khu vực của Trung Quốc. Và đang kéo theo giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.

Trung Quốc đã tuyên bố sẽ cắt giảm lượng năng lượng tiêu thụ trên một đơn vị tăng trưởng kinh tế - khoảng 3% vào năm 2021 để đáp ứng các mục tiêu khí hậu của mình.

san-xuat-than.jpeg
Nhà máy Điện than ở Thượng Hải (Ảnh: AFP)

Thiếu hụt năng lượng đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ở các trung tâm công nghiệp quan trọng ở bờ biển phía đông và phía nam trong nhiều tuần qua.

Một số nhà cung cấp chính của Apple (AAPL.O) và Tesla (TSLA.O) đã tạm dừng sản xuất tại một số nhà máy.

Các ngành công nghiệp thép, nhôm và xi măng cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sản lượng hạn chế, với khoảng 7% công suất sản xuất nhôm bị đình chỉ và 29% sản lượng xi măng quốc gia bị ảnh hưởng.

Giấy và thủy tinh có thể là những ngành tiếp theo phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung. Các nhà sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm, đồ nội thất và sản xuất bột đậu nành… cũng bị ảnh hưởng.

Cuộc khủng hoảng điện ở Trung Quốc đã tạo áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu, khi giá nguyên liệu và các thành phần thiết yếu tăng cao và thiếu hụt, từ đồ dệt may, đồ chơi đến linh kiện máy móc.

Trong khi Trung Quốc cố gắng chuyển sang năng lượng tái tạo, trung tâm thủy điện của tỉnh Vân Nam đã chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng.

Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (National Development and Reform Commission), năng lượng sản xuất bằng nước đã giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 7 và tháng 8.

An Quý (Tổng hợp)

An Quý