Ảnh

Ikebana Việt Nam lần đầu dự triển lãm tại Nhật Bản

  • Tác giả : Hồng Linh
Nghệ thuật cắm hoa Ikebana đã phát triển ở Việt Nam khá lâu nhưng đây là lần đầu tiên có Hội sở Ikenobo Việt Nam dự triển lãm Ikebana đang diễn ra tại Trường Ikenobo (Kyoto, Nhật Bản) - nơi phát tích Ikebana.
Các tác phẩm của đoàn Việt Nam.

Các tác phẩm của đoàn Việt Nam.

Đền Rokkaku-dō ở cố đô Kyoto Nhật Bản được cho là nơi gắn liền với sự ra đời của Ikebana (Hoa đạo). Năm 1462 khi nhà sư Ikenobo Senkei ngụ tại đền cắm những bình hoa rất đẹp trưng bày trong đền, rất đông dân chúng đến thưởng lãm. Từ đó đến nay, Đền Rokkaku-dō trở thành trụ sở của Trường Ikenobo và dòng họ Ikenobo nhiều đời cha truyền con nối duy trì, phát triển trường phái cắm hoa cổ điển này. Đây là nơi về nguồn trang nghiêm của các môn sinh Ikenobo khắp nơi trên thế giới, và cũng là một điểm tâm linh của khách du lịch và người dân Kyoto.

Tác phẩm trưng bày triển lãm của môn sinh Vương Vân Anh.

Tác phẩm trưng bày triển lãm của môn sinh Vương Vân Anh.

Hằng năm, Trường Ikenobo tổ chức các sự kiện Ikebana lớn tại đây. Triển lãm mùa thu là triển lãm lớn nhất hàng năm của trường. Triển lãm lần này qui tụ gần 900 tác phẩm được trưng bày luân phiên theo 3 kỳ kéo dài 6 ngày trong tháng 11/2022. Môn sinh của Trường Ikenobo trên cả nước Nhật và các chi nhánh ở ngoài nước đến tham dự. Rất nhiều các tác phẩm kinh điển lớn của các bậc thầy Hoa đạo, và những tác phẩm free style đầy sáng tạo, mới mẻ và đương đại được trưng bày.

Tác phẩm của bà Nguyễn Thanh Tú.

Tác phẩm của bà Nguyễn Thanh Tú.

Lần đầu tiên các môn sinh ở Hội sở Ikenobo Việt Nam do bà Nguyễn Thanh Tú làm trưởng đoàn tham gia triển lãm. Đoàn Việt Nam tham dự với bốn tác phẩm mang dấu ấn mạnh mẽ của thiên nhiên, hoa cỏ Việt Nam hòa trộn cùng tinh thần Hoa đạo Nhật Bản tinh tế.

Chị Nguyễn Thị Hoa, môn sinh Ikenobo Việt Nam cho biết, thật vinh dự và tự hào khi được đến tham quan, học hỏi, tham dự triển lãm và buổi lễ. Qua đó, các học viên cảm nhận, yêu mến và thấu hiểu hơn con đường Hoa đạo mà biết bao thế hệ gìn giữ hàng trăm năm. Không chỉ làm đẹp cho không gian sống, nghệ thuật Hoa đạo mang tới sự thoải mái, an yên cho tâm hồn, hướng con người vào tình yêu thiên nhiên, sống yêu thương, biết ơn và trân trọng.

Tác phẩm của môn sinh Trần Thị Anh Nguyên.

Tác phẩm của môn sinh Trần Thị Anh Nguyên.

Tác phẩm của môn sinh Nguyễn Thị Hoa.

Tác phẩm của môn sinh Nguyễn Thị Hoa.

Chị Nguyễn Thị Hoa, môn sinh Ikenobo Việt Nam tại hội sở Nhật Bản.

Chị Nguyễn Thị Hoa, môn sinh Ikenobo Việt Nam tại hội sở Nhật Bản.

Các môn sinh ở Hội sở Ikenobo Việt Nam do bà Nguyễn Thanh Tú ( ngoài cùng bên trái) làm trưởng đoàn.

Các môn sinh ở Hội sở Ikenobo Việt Nam do bà Nguyễn Thanh Tú ( ngoài cùng bên trái) làm trưởng đoàn.

Tham quan các tác phẩm trưng bày.

Tham quan các tác phẩm trưng bày.

Hồng Linh