Ung thư cổ tử cung là một trong 10 bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Singapore. Ung thư cổ tử cung xảy ra trong các mô của cổ tử cung (cơ quan kết nối tử cung và âm đạo). Lây nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ chính trong sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Có khoảng 20 trong trong tổng số 150 loại virus, có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác...
Dấu hiệu và triệu chứng
Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HPV, những biến đổi tiền ung thư và thậm chí ở một số bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng chỉ có thể phát triển khi các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn các mô xung quanh. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát thường xuyên.
Một số dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn cần chú ý bao gồm: Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các kì kinh hoặc sau khi mãn kinh; Dịch lẫn máu, nhiều dịch hoặc dịch có mùi; Đau lưng hoặc đau vùng chậu; Đi tiểu đau hoặc khó khăn; Táo bón mãn tính và cảm giác có phân mặc dù đã đi hết; Rò rỉ nước tiểu hoặc phân từ âm đạo...
Ảnh minh họa. |
Thực hiện sàng lọc như thế nào
Sàng lọc có thể giúp xác định các điều kiện có thể dẫn đến tiền ung thư trước khi chúng chuyển thành ung thư xâm lấn. Sàng lọc cổ tử cung thường xuyên rất quan trọng vì vào thời điểm các triệu chứng được phát hiện thường là đã quá muộn.
Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 90%. Con số giảm xuống dưới 10 % nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn 4, khi ung thư đã lan sang các cơ quan khác như ruột hoặc bàng quang, hoặc đã di căn tới các cơ quan khác như hạch bạch huyết ở xa, gan, phổi và xương.
Một trong những phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung phổ biến nhất là xét nghiệm phết tế bào âm đạo Pap smear và xét nghiệm HPV. Bệnh nhân chỉ cần thực hiện các xét nghiệm này dưới dạng ngoại trú như phương pháp khám phụ khoa thông thường.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phết tế bào âm đạo Pap smear không chính xác hoàn toàn - nghĩa là nó có thể ra kết quả giả nếu, ví dụ, toàn bộ cổ tử cung không được lấy mẫu đúng cách. Do đó, điều quan trọng là phải cảnh giác với các triệu chứng của ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ nên bắt đầu sàng lọc ung thư cổ tử cung ở tuổi 21, hoặc trong vòng ba năm kể từ lần hoạt động tình dục đầu tiên - tùy theo điều kiện nào xảy ra trước.
Ảnh minh họa. |
Tiêm phòng
Trong khi nhiễm HPV không thể điều trị được, phụ nữ có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng và phát triển các bệnh ung thư liên quan đến HPV bằng cách đi tiêm phòng.
Vắc-xin HPV đã được chứng minh là ngăn ngừa 70 - 80% ung thư cổ tử cung. Vắc-xin được chấp thuận để sử dụng ở phụ nữ từ 9 - 26 tuổi và được khuyến nghị trước khi họ có quan hệ tình dục và phơi nhiễm với virus. Lịch tiêm vắc-xin HPV cho trẻ em dưới 12 tuổi là hai liều, cách nhau ít nhất sáu tháng. Lịch tiêm điển hình là ba mũi tiêm được tiêm trong vòng sáu tháng, mỗi lần tiêm cách nhau vài tháng.
Điều quan trọng cần nhớ là tiêm vắc-xin không đảm bảo rằng người phụ nữ sẽ không bị nhiễm virus HPV hoặc không bị ung thư cổ tử cung vì văcxin không ngăn ngừa tất cả các chủng virus có thể gây ung thư cổ tử cung. Do đó, việc thực hiện phết tế bào âm đạo Pap smear thường xuyên vẫn rất quan trọng.
Ảnh minh họa. |
Để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nhiều nhất có thể, phụ nữ nên học cách nhận biết các triệu chứng và đi kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng họ có thể phát hiện sớm ung thư.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ VỀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỤ NỮ VÀ UNG THƯ HUYẾT HỌC TẠI HÀ NỘI:
Chương trình được tư vấn bởi BS Wong Chiung Ing và BS Lee Yuh Sang vào tháng 8/2019, xin đăng ký trước với Văn phòng Đại diện Y tế Parkway tại Hà Nội:
Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội
Hotline: 0988 155 855 / 084 308 3637 / hoặc tại Singapore: (+65) 8259 9902
Tel: 024 3747 2729
Email: hanoi@canhope.org hoặc info@parkway.com.vn
FB: https://www.facebook.com/parkwayhanoi/
FB: https://www.facebook.com/CanHOPE.Hanoi/
Hãy truy cập: http://www.parkwaycancercentre.com/news-articles/health-news/ để có thêm thông tin về sức khỏe.