Y học và đời sống

Hoa súng bồi bổ khí lực, chữa di tinh, mộng tinh

Trong
hoa súng

Hoa súng vị thuốc chữa nhiều bệnh.

Cây hoa súng là thực vật thủy sinh mọc hoang khắp các ao hồ, đầm lầy và được trồng làm cảnh khắp nơi. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, trong đó có nhiều hợp chất đa phenol, Flavonoid, tannin, Saponin…

Thí nghiệm trên chuột cho thấy, nước chiết từ súng trắng có tác dụng bảo vệ gan, đặc biệt dùng ở liều 100 – 200mg/kg có tác dụng cải thiện rõ rệt các tế bào thận, bị tổn hại, tránh được ung thư tế bào thận.

Theo y học cổ truyền, khiếm thực là hột của cây hoa súng có tính năng bổ thận, trị di, mộng tinh, xuất tinh sớm, đái dầm, tiểu nhiều khó kiểm soát, tiêu chảy mạn tính, khí hư bạch đới. Liều dùng 9 – 15g khiếm thực khô, sắc uống mỗi ngày trong 7 – 10 ngày.

Các loại củ súng khác cũng  được dùng để thay khiếm thực chữa bệnh.

Chữa mộng tinh, bồi bổ khí lực:

Khiếm thực, hạt hòe, hạt sen mỗi thứ 16 g, quả dành dành (sao đen) 12 g, tâm sen 8 g, thục địa và đậu đen sao vàng mỗi thứ 20 g.

Cho các vị vào ấm, đổ 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia làm hai lần uống trong ngày.

Hoặc Củ mài tươi (rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước 2 giờ, đồ lên, thái lát để nấu), Hạt sen (bóc vỏ, thông tâm), củ súng (rửa sạch, thái lát), vừng đen (làm sạch, sao qua cho có mùi thơm), đậu đen (rửa sạch).

Tất cả lượng bằng nhau, đem nấu cháo, ăn thay cơm lúc còn nóng. Mỗi tháng ăn từ 2 đến 4 lần, dùng lâu càng tốt.

Chữa thận hư tỳ yếu, đau mỏi ngang thắt lưng:

Củ súng 20g, ba kích, cẩu tích, tỳ giải (tẩm rượu sao), hà thủ ô (chế với đậu đen đồ phơi 9 lần), ngưu tất mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa suy nhược cơ thể, hay đổ mồ hôi trộm, di tinh:

Củ súng nấu chín, bóc vỏ 400 g. Củ mài nấu chín, bóc vỏ 800 g. Phơi khô tán nhỏ, mỗi lần dùng 10 g nấu thành cháo ăn hằng ngày lúc đói, có tác dụng bồi bổ, ích chí, mạnh tinh.

BS Nguyễn Văn Quang (Hội Nam Y Việt Nam)