Trị mụn
Hạt đu đủ được nhiều chị em sử dụng để trị mụn. Chỉ cần hòa một ít nước với hạt đu đủ đã nghiền nát và đắp lên vùng bị mụn. Lưu ý, chỉ nên đắp trong khoảng 5 phút, nếu đắp quá lâu da sẽ dễ bị rộp và khó chịu.
Hỗ trợ tiêu hóa
Enzim Papain trong hạt đu đủ rất tốt cho việc phân giải Protein. Chất này còn giúp trung hòa môi trường axit trong đường ruột, làm giảm chứng khó tiêu và các vấn đề khác về dạ dày. Bên cạnh đó, do tính kháng khuẩn mạnh, việc sử dụng hạt đu đủ có thể ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm.
Giống như các loại hạt khác, hạt đu đủ là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Các nghiên cứu cho thấy rằng chất xơ có thể bảo vệ chống lại bệnh viêm ruột, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ và ngăn ngừa sự hình thành các vết loét ở ruột.
Giải độc gan
Tại nhiều nước như Nhật Bản và Trung Quốc, việc sử dụng lượng nhỏ hạt đu đủ như một loại thuốc thần kỳ chữa bệnh về gan, giúp gan giải độc và khắc phục các tổn thương ở gan. Ngoài ra, hạt đu đủ còn có khả năng kiểm soát tốt căn bệnh xơ gan, giúp lá gan khỏe mạnh hơn nhờ các loại enzym.
Trị giun và các bệnh nhiễm ký sinh trùng
Ăn hạt đu đủ tẩy giun có thật không? Giống như đu đủ xanh, hạt của quả đu đủ chứa hàm lượng cao enzyme papain cao. Loại enzym này có chức năng phân giải protein để giúp loại bỏ ký sinh trùng đang ẩn nấp bên trong cơ thể. Loại ký sinh thường thấy nhất là giun đường ruột (giun sán).
Bảo vệ thận của bạn
Stress oxy hóa là thủ phạm phổ biến của bệnh thận mãn tính, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường. Điều này có thể dẫn đến suy thận. Thậm chí khiến thận không còn khả năng lọc chất thải từ máu.
Bảo vệ thận là một trong những tác dụng của hạt đu đủ. Theo các chuyên gia, hạt từ quả đu đủ có tác dụng bảo vệ thận chống lại stress oxy hóa.
Ngoài hạt đu đủ, bạn cũng có thể giải độc thận và củng cố sức khỏe của gan bằng nước ép mùi tây.
Cách ăn hạt đu đủ
Theo The Indian Express, trước khi dùng hạt đu đủ, điều quan trọng mà bạn cần biết là nên ăn chừng mực. Bạn cũng có thể đi gặp chuyên gia dinh dưỡng để họ đưa ra lời khuyên tốt hơn cho bạn.
Hạt đu đủ có vị đắng, vì thế nên bạn không cần cắn trực tiếp vào hạt. Bạn có thể xay hạt đu đủ thành bột rồi pha vào sinh tố, nước ép hoặc món tráng miệng của bạn. Bạn cũng có thể thêm một ít đường thốt nốt hoặc mật ong để làm cho nó có vị ngọt.