Các tuyến này bao gồm: tuyến số 14 (Bờ Hồ-Cổ Nhuế), 18 (Đại học Kinh tế Quốc dân- Đại học Kinh tế Quốc dân), 44 (Trần Khánh Dư-Bến xe Mỹ Đình), 45 (Times City-Bến xe Nam Thăng Long), 145 (Trung tâm thương mại Big C Thăng Long-Công viên nước Hồ Tây) và tuyến số 10 (Long Biên-Trung Mầu).
Hà Nội kiến nghị dừng hoạt động 6 tuyến buýt có mức trợ giá cao. |
Nếu đề xuất này được thực hiện, theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tính toán sẽ tiết giảm được khoảng 11,45 triệu km hành trình/năm, tương ứng với chi phí tiết kiệm được khoảng 212,23 tỷ đồng/năm.
Sở Giao thông Vận tải cho biết, mức trợ giá của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của thành phố trung bình giai đoạn 2020-2022 cao hơn so với giai đoạn 2015-2019 là 857,4 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 cao nhất với mức trợ giá lên tới gần 3.000 tỷ đồng, cao hơn trung bình giai đoạn 2020-2022 khoảng hơn 670 tỷ đồng.
Giai đoạn 2020-2022 doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bị sụt giảm, một phần do đây là giai đoạn chịu tác động ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, một số chính sách ưu đãi, miễn phí cho người dân được triển khai áp dụng sau Nghị quyết 07/2019 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, việc triển khai thi công một số công trình giao thông trọng điểm phải tổ chức giao thông điều chỉnh lộ trình làm giảm sản lượng hành khách, tăng số km hành trình tăng chi phí, giảm doanh thu kéo theo trợ giá tăng...
Để không ảnh hưởng nhiều tới đi lại của hành khách, từ nay đến tháng 4/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ điều chỉnh các tuyến buýt có lộ trình gần tương tự với tuyến dừng hoạt động để việc đi lại của người dân ít bị ảnh hưởng nhất.
Thành phố Hà Nội hiện có 154 tuyến buýt đang khai thác, vận hành; trong đó, có 132 tuyến trợ giá; 8 tuyến không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City tour. Hiện, có 11 đơn vị vận tải tham gia hoạt động buýt với hơn 2.300 phương tiện, mỗi ngày đảm nhận vận chuyển hàng chục nghìn hành khách.