Các nhà khảo cổ đã giải mã thành công bí mật về những khoảng trống trên Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), sau một loạt kiểm tra, phân tích.
|
Theo Cục Quản lý Di sản văn hóa Trung Quốc (SACH), Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng Trung Quốc có chiều dài 21.196,18 km. Những đoạn đầu tiên của kỳ quan nhân tạo lớn nhất thế giới này được khởi công xây dựng ngay từ thời Chiến quốc (475 trước Công nguyên - 221 trước Công nguyên) nhằm bảo vệ biên giới phía bắc của Trung Quốc trước các bộ lạc du mục. |
|
Kể từ đó, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng liên tục qua các triều đại cho tới thế kỷ 16. Nhờ vậy, công trình khổng lồ này trải dài trên 15 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc ngày nay gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương. Phần lớn nhất của Vạn Lý Trường Thành và được bảo quản tốt nhất được xây dựng vào thời nhà Minh (1368 - 1644). |
|
Gần đây, một nhóm các nhà khoa học công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về Vạn Lý Trường Thành. Họ đã tiến hành đo đạc, khảo sát, kiểm tra bằng các công nghệ hiện đại. Nhờ đó, họ xác định được một số khoảng trống lớn trên Vạn Lý Trường Thành. |
|
Theo nhóm nghiên cứu, những khoảng trống đó có thể chưa bao giờ được xây dựng hoàn thiện. Điều này cho thấy những đoạn này đã được xây dựng khá vội vàng trước mối đe dọa lớn từ quân đội Mông Cổ thời trung cổ. |
|
Kết quả nghiên cứu này được các chuyên gia đưa ra sau khi phân tích cụ thể đoạn tường thành được gọi là “Vòng cung Mông Cổ”. Phần tường thành này trải dài khoảng 402 km theo hình vòng cung, chạy ít nhiều song song với biên giới Trung Quốc - Mông Cổ, qua các tỉnh Dornod và Sukhbaatar phía đông Mông Cổ. |
|
“Vòng cung Mông Cổ” là một phần của hệ thống tường lớn hơn, được cho là xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 11 - 13. Các tác giả của nghiên cứu mới nhất gọi mạng lưới rộng hơn là “hệ thống tường thời trung cổ” (MWS). Hệ thống này bao gồm các bức tường đất và các công trình liên quan, bao gồm chiến hào, pháo đài và tháp đèn hiệu. |
|
Các nhà nghiên cứu nỗ lực xác định thời điểm chính xác “hệ thống tường thời trung cổ” được xây dựng cũng như liệu toàn bộ phần tường thành này có được xây dựng cùng thời điểm hay không. Để giải mã bí ẩn này, nhóm nghiên cứu đã phân tích nhiều loại hình ảnh vệ tinh, tập bản đồ của Trung Quốc và bản đồ của Liên Xô liên quan đến “hệ thống tường thời trung cổ” (MWS). |
|
Với dữ liệu này, họ đã tạo ra một bản đồ tốt hơn về Vòng cung Mông Cổ và các công trình liên quan. Đến tháng 7/2022, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa khu vực trên, bao gồm các cấu trúc trên mặt đất. |
|
Sau một thời gian nghiên cứu, họ phát hiện những khoảng trống ở đoạn tường thành này không phải do yếu tố tự nhiên gây ra mà ngay từ đầu các bức tường chưa bao giờ được xây dựng ở những vị trí đó. |
|
Các nhà nghiên cứu cho rằng, những khoảng trống có thể đã làm suy yếu chức năng và sự kiên cố của Vạn Lý Trường Thành do chúng chưa được xây vội vàng, chưa bao giờ hoàn thành. |
|
Nhóm nghiên cứu cũng suy đoán Vòng cung Mông Cổ hoặc một phần của nó có thể được người xưa xây dựng không nhằm mục đích phòng thủ, chống quân xâm lược mà kiểm soát việc di chuyển của con người và gia súc. Để làm rõ những điều này, các chuyên gia cho hay sẽ lên kế hoạch nghiên cứu trong thời gian tới với hy vọng sẽ tìm thấy những bằng chứng khoa học từ đó hiểu rõ hơn về Vạn Lý Trường Thành. |
Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho chứa “bom sấm sét” thời Minh ở Vạn Lý Trường Thành.