KINH TẾ

Giá vàng hôm nay 22/4: Hạ nhiệt, vàng SJC quanh mốc 67 triệu đồng

  • Tác giả : Tuấn Huy (T/H)
Giá vàng hôm nay (22-4): Giá vàng thế giới “lao dốc” khi báo cáo mới công bố cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang khỏe mạnh. Trong nước, vàng ổn định gần 67 triệu đồng/ lượng.

Giá vàng trong nước hôm nay

Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 22/4, trên sàn giao dịch của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,35 triệu đồng/lượng mua vào và 66,95 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,40 – 67,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 66,40 triệu đồng/lượng mua vào và 66,95 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,35 triệu đồng/lượng mua vào và 66,97 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,41 - 66,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 55,93 - 56,88 triệu đồng/lượng.

Ảnh minh họa - Ảnh: internet.

Ảnh minh họa - Ảnh: internet.

Giá vàng thế giới hôm nay

Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5h00 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 1.982,920 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 56,29 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 10,66 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 1,6%, xuống mức 1.990,50 USD.

Biểu đồ biến động giá vàng trong 24 giờ qua. Ảnh: Kitco

Biểu đồ biến động giá vàng trong 24 giờ qua.

Ảnh: Kitco

Theo Kitco, giá vàng giảm mạnh vào thứ Sáu và hướng đến tuần giao dịch tồi tệ nhất trong tám tuần do những nhận xét diều hâu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tuần qua. Điều này đã củng cố khả năng ít nhất một đợt tăng lãi suất nữa trong thời gian tới, góp phần hỗ trợ đồng đô la.

Từ đầu tuần đến nay, giá vàng thỏi đã giảm khoảng 1,2% do áp lực tăng giá của đồng USD nói chung khiến vàng thỏi trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua ở nước ngoài.

Các quan chức Fed hôm 20/4 cho biết, lạm phát vẫn “vượt xa” mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương. Thống đốc Fed Michelle Bowman nhấn mạnh lại rằng, cần phải làm nhiều việc hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

Bob Haberkorn, Chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures cho rằng: Mặc dù việc tăng lãi suất ban đầu sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng, nhưng việc tạm dừng lãi suất sẽ đưa vàng lên mức cao nhất mọi thời đại gần đây. Fed có một điểm đột phá khi họ không thể tiếp tục tăng lãi suất mà không gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế”.

Vàng cũng bị áp lực bởi một cuộc khảo sát của S&P Global cho thấy, hoạt động kinh doanh của Mỹ đã tăng tốc lên mức cao nhất trong 11 tháng vào tháng 4, điều này mâu thuẫn với các dấu hiệu ngày càng tăng rằng, lãi suất cao hơn đang làm suy yếu nền kinh tế.

Các thị trường hiện thấy 85,4% cơ hội tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp ngày 2-3 tháng 5 của Fed. Tăng lãi suất làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không sinh lãi.

Trước đó, Nhà phân tích Warren Venketas của DailyFX đã lưu ý rằng: “Tuần này đã có một số phát biểu tích cực của Fed, điều đó có thể giúp đồng bạc xanh tăng giá, khiến vàng tiếp tục giảm giá”.

Chủ tịch Fed New York John Williams hôm 19-4 cho biết, lạm phát vẫn ở mức cao và Fed sẽ buộc phải hành động để kiềm chế lạm phát. Các nhà giao dịch sẽ xem xét thêm các nhận xét của các nhà hoạch định chính sách của Fed trong thời gian tới, trước thềm cuộc họp ngày 2-3 tháng 5 của Ngân hàng trung ương./.

Tuấn Huy (T/H)