Đậu cove nhiều dinh dưỡng
Theo đông y thì đậu cove có tính ôn, có tác dụng nhuận tràng, bồi bổ nguyên khí. Đậu cô ve không chỉ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như protein, canxi, sắt, mà còn có nhiều kali, magie, ít natri. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của đậu cô ve.
*Ít chất béo, giàu nước – tốt cho bệnh tim, cao huyết áp: Ðậu có ít calories, ít chất béo thường có nhiều nước. 100g đậu nấu chín cho 100-130 Calories và 7g chất đạm. Đây là yếu tố tốt cho người bệnh tim mạch và huyết áp cao khi sử dụng. Đặc biệt nó chứa ít chất béo nên những người lo lắng béo phì có thể yên tâm dùng.
* Nhiều chất xơ, tránh táo bón: Hàm lượng chất xơ trong đậu tương đối cao, đây thực sự là món ăn lý tưởng cho dân văn phòng và trẻ nhỏ để giảm bớt sự táo bón, kích thích nhu động ruột khiến quá trình tiêu hóa tốt hơn.
* Nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, potassium tốt cho phụ nữ mang thai: các loại hạt đậu nói chung và hạt đậu trong đậu cove nói riêng chứa hàm lượng chất sắt, vitamin B nhiều, giúp bổ máu, tạo cảm giác ăn ngon miệng, giảm căng thẳng, thích hợp cho người thiếu máu, thiếu sắt, đặc biệt phụ nữ có thai và người hay ốm yếu.
* Nhiều magiê và vitamin K sẽ khiến xương dẻo dai và sự linh hoạt. Trong đậu cô ve chứa nhiều vitamin K, canxi và silicon, mà silicon là thành phần chủ yếu để tăng cường mật độ xương và sức khỏe răng miệng. Đồng thời, lượng canxi có trong đậu cô ve sẽ giúp bạn tránh được bệnh loãng xương và những vấn đề về xương khác. Người cao tuổi muốn phòng tránh bệnh loãng xương hoặc muốn bổ sung canxi thì nên sử dụng đậu cove, tuy nhiên bạn nên dùng bằng cách luộc chín hoặc xào mang lại hiệu quả cao.
Chứa saponin và legume không tốt cho người bệnh dạ dày. Đây là những chất gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa khiến trướng bụng. Do vậy người bệnh đại tràng, dạ dày thì không nên sử dụng nhiều sẽ làm tăng triệu chứng khó chịu.
Để chế biến đậu an toàn, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì ta có thể rửa sạch, để ráo nước bỏ váo tui nilong gói chặt vài ngày sau mới sử dụng hoặc muốn sử dụng ngay thì rửa qua nước sôi. Khi chế biến nên đun to lửa để các chất độc phân hủy.
TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn
Học viện y dược học Cổ truyền Việt Nam