Giá heo hơi
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới và dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Theo đó, tỉnh Thái Bình tiếp tục thu mua heo hơi với giá cao nhất khu vực với 55.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá, thương lái tại Hưng Yên đang thu mua heo hơi với giá 54.000 đồng/kg. Heo hơi tại các địa phương bao gồm Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hà Nội được thu mua với giá 53.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Tuyên Quang.
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động so với ngày trước đó và dao động trong khoảng 52.000 - 55.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Lâm Đồng. Thấp hơn một giá, tại Bình Định duy trì thu mua heo hơi với giá 54.000 đồng/kg. Còn tại Nghệ An, thương lái đang thu mua heo hơi với giá 53.000 đồng/kg. Các địa phương khác gồm Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận đang thu mua heo hơi với giá 52.000 đồng/kg - thấp nhất khu vực.
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và và dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại Long An, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre. Thấp hơn một giá, hiện Vũng Tàu đang ghi nhận mức giá heo hơi 54.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực 51.000 đồng/kg được ghi nhận tại Sóc Trăng. Một loạt các địa phương gồm Bình Phước, Bình Dương, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh cùng ghi nhận mức giá heo hơi 52.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận mức giá heo hơi 53.000 đồng/kg.
Tính chung, trong tuần qua, giá heo hơi biến động theo xu hướng tăng trên diện rộng. Các địa phương đều ghi nhận giá heo hơi vượt mức 50.000 đồng/kg. Trong đó, ngày 23/4, mức giá heo hơi trung bình tại khu vực miền Bắc đứng ở mức 52.230 đồng/kg; khu vực miền Trung – Tây Nguyên đứng ở mức 52.640 đồng/kg và khu vực miền Nam đứng ở mức 53.680 đồng/kg. Xu hướng tăng giá trở lại cũng được dự báo trước đó. Dù vậy, với mức giá như hiện nay, các hộ chăn nuôi vẫn đối mặt với nguy cơ thua lỗ do dưới giá thành.
Giá thép
Hôm nay 23/4 ghi nhận nhiều thương hiệu thông báo giảm giá thép xây dựng với mức giảm từ 130.000 - 1,12 triệu đồng/tấn.
Đây đã là phiên giảm thứ 3 liên tiếp từ 8/4 đến nay, sau khi thép trong nước đã có phiên tăng liên tiếp từ đầu năm.
Theo SteelOnline, Hòa Phát miền Bắc giảm 200.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 15 triệu đồng/tấn, loại D10 CB300 giảm 130.000 đồng/tấn xuống còn 15,45 triệu đồng/tấn. Cả hai loại giảm quanh mức 1%.
Hòa Phát khu vực miền Trung giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 xuống 14,95 triệu đồng/tấn và giảm 130.000 đồng/tấn với loại D10 CB300 xuống 15,35 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, Hòa Phát giảm 170.000 đồng/tấn loại thép cuộn và 220.000 đồng/tấn với thép cây.
Thép Việt Ý giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 15 triệu đồng/tấn và thép cây giảm 150.000 đồng/tấn xuống còn 15,25 triệu đồng/tấn, tương đương mức giảm lần lượt 1-2%.
Với thương hiệu Việt Đức, hai loại trên lần lượt giảm 200.000 đồng/tấn và 250.000 đồng/tấn xuống còn 14,95 triệu đồng/tấn và 15,35 triệu đồng/tấn.
Pomina Miền Trung giảm 1,12 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 xuống còn 15,81 triệu đồng/tấn, tương đương mức giảm 6,6%. Loại thép cây D10 CB300 giảm 1,02 triệu đồng/tấn, tương đương 6%, xuống còn 15,86 triệu đồng/tấn.
Kyoei giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn và 410.000 đồng/tấn đối với thép cây. Sau khi giảm, giá hai sản phẩm trên còn lần lượt là 14,98 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn.
Thép Miền Nam ghi nhận mức giảm 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn và 610.000 đồng/tấn đối với thép cây, tương đương giảm lần lượt 3,2-4%. Sau điều chỉnh, thép cuộn còn 15,22 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn.
Giá hiện tại của Việt Nhật là 15,12 triệu đồng/tấn đối với thép cây và 14,92 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn, mức giảm lần lượt là 510.000 đồng/tấn và 660.000 đồng/tấn, tương đương giảm 3-4%.
Như vậy, giá thép của nhiều thương hiệu trong nước giảm ba lần liên tiếp sau 5 lần tăng. Lần giảm gần đây nhất là 12/4. Thép cuộn của Hòa Phát miền Bắc hiện thấp hơn đầu năm 20.000 đồng/tấn, còn thép cây cao hơn 530.000 đồng/tấn.
Sau 3 lần giảm liên tiếp, Hòa Phát miền Bắc ghi nhận tổng mức giảm là 960.000 đồng/tấn đối với thép cuộn, tương đương 6%. Đối với thép cây, tổng mức giảm là 540.000 đồng/tấn, tương đương 3,3%. Khác với các thương hiệu khác, Pomina giảm giá sản phẩm hai lần. Tổng mức giảm đối với cả thép cuộn và thép cây của Pomina quanh mức 10%.
Ảnh minh họa. - Ảnh: T.Huy. |
Tại thị trường Trung Quốc, giá thép cây ngày 19/4 là 4.013 nhân dân tệ/tấn (582 USD/tấn), thấp hơn đầu năm khoảng 1%. Còn cuộn cán nóng là 4.276 nhân dân tệ/tấn (621 USD/tấn), tăng 1% so với đầu năm.
Diễn biến giảm của giá thép trong nước thời gian gần đây đúng như với nhận định của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). VSA cho rằng, giá thép có thể sẽ còn giảm tiếp trong thời gian tới do giá nguyên vật liệu đi xuống.
Giá thép xây dựng giảm theo xu hướng của thế giới trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thép yếu và không ổn định, các kỳ vọng về tác động tích cực từ thị trường thép Trung Quốc tới thị trường thép thế giới đã không diễn ra như mong đợi.
VSA đánh giá, giá phôi thép và nguyên vật liệu giảm là lý do để các doanh nghiệp sản xuất thép điều chỉnh giảm giá bán thép thành phẩm cho phù hợp với chi phí đầu vào. Ngoài việc giảm giá, nhiều nhà máy thông báo bảo lãnh giá nên trong trường hợp giá nguyên vật liệu chính cho sản xuất như thép phế phôi thép tiếp tục đi xuống, giá thép xây dựng có thể sẽ giảm nữa.
Giá xăng dầu
Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 23/4 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 21/4 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng RON95 giảm 610 đồng/lít, giá bán là 23.630 đồng/lít. Giá xăng E5 giảm 490 đồng/lít, giá bán là 22.680 đồng/lít. Giá các mặt hàng dầu có loại giảm, có loại tăng. Cụ thể, dầu diesel là 19.390 đồng một lít, giảm 750 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 19.480 đồng, giảm 250 đồng, dầu mazut tăng 650 đồng, có giá mới là 15.840 đồng/kg.
Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định trích lập 300 đồng mỗi lít với xăng E5, RON 95, dầu DO và dầu hoả. Riêng dầu mazut không trích lập cũng không chi sử dụng.
Giá cà phê
Trong nước hôm nay 23/4 tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên tăng 100 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 50.400 – 50.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum và tỉnh Đắk Nông, ở mức giá 50.900 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 50.900 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 51.000 đồng/kg.
Đối với giá cà phê thế giới, trên hai sàn London và New York trở lại trạng thái đối lập.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 23 USD, lên 2.465 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 8 USD, lên 2.382 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn New York sụt giảm liên tiếp phiên thứ ba. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm thêm 2,45 cent, xuống 191,45 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm thêm 2,65 cent, còn 188,60 cent/lb, các mức giảm rất đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tính đến ngày 17/4, Brazil đã đẩy nhanh tốc độ bán hàng cà phê niên vụ mới lên 23% mức sản lượng tiềm năng, xấp xỉ mức mức trung bình những năm gần đây với 24% sản lượng dự kiến.
Giá lúa gạo
Hôm nay 23/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh trái chiều. Theo đó, giá lúa OM 18 đang được thương lái thu mua ở mức 6.500 – 6.600 đồng/kg; lúa Nếp tươi An Giang 6.000 – 6.200 đồng/kg; Đài Thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; OM 5451 duy trì ở mức 6.400 – 6.500 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; Nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi Long An đứng ở mức 6.500 – 6.700 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm điều chỉnh tăng 150 – 200 đồng/kg. Theo đó, giá gạo nguyên liệu ở mức 9.600 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg. Tương tự, giá gạo thành phẩm cũng duy trì ổn định ở mức 10.700 – 10.800 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 dao động quanh mốc 9.200 đồng/kg, cám khô 7.350 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.
Theo các doanh nghiệp, hôm nay lượng gạo về ít, các bến vắng gạo. Giá gạo có xu hướng giảm vào cuối tuần. Trên thị trường lúa, giá lúa Hè Thu neo ở mức cao. Lúa Đông Xuân lượng còn ít, giá ổn định. Nhu cầu hỏi mua lúa khô nhiều, hút hàng.
Trong tuần qua, giá gạo trong nước điều chỉnh tăng 300 đồng/kg, trong khi lúa tăng 100 – 200 đồng/kg. Hiện vụ thu hoạch Đông Xuân - vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Việt Nam đã kết thúc. Tuy nhiên, nhu cầu đối với gạo Việt Nam vẫn mạnh, trong khi nguồn cung trong nước đang xuống thấp. Theo các doanh nghiệp, với giá gạo Việt Nam vẫn ở mức cao, nhiều khả năng những khách hàng bao gồm cả Philippines có thể giảm tốc thu mua.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay chững lại và đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng. Theo đó, gạo 5% tấm đang ở mức 473 USD/tấn; gạo 25% tấm 453 USD/tấn.
Trong tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không có biến động, trong khi gạo Thái Lan và Pakistan liên tục điều chỉnh tăng. Giao hàng gạo đi Philippines giảm so với tuần trước đó. Giao dịch với khách hàng mới ổn định. Khách hỏi mua OM 18 và nếp chậm lại, trong khi nhu cầu tấm thơm cao. Với thị trường Trung Quốc, nhu cầu hỏi mua gạo ST 21 và ST 24 cao.
Giá tiêu
Hôm nay 23/4 tại thị trường trong nước đồng loạt điều chỉnh tăng 500 đồng/kg tại các vùng trọng điểm. Tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 63.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 64.500 đồng/kg.
Tương tự, tại Đông Nam bộ, giá tiêu cũng tăng 500 đồng/kg. Hiện giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mức 66.500 đồng/kg. Tại Bình Phước và Đồng Nai duy trì ổn định ở mức 65.500 đồng/kg.
Sau nhiều ngày thị trường trầm lắng, giá tiêu hôm nay đã điều chỉnh tăng, thị trường sôi động trở lại nhờ nhu cầu từ các nước nhập khẩu tăng.
Giá tiêu hôm nay giữ ổn định ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Trong tuần qua, thị trường tiêu trong nước điều chỉnh tăng 2 phiên liên tiếp với mức tăng 1.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.540 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.002 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Đáng chú ý, giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.275 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.325 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.830 USD/tấn. Các mức giá trên đều tăng 50 USD/tấn.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam thông tin, 17 ngày đầu tháng 4 năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 14.464 tấn. Trong đó tiêu đen đạt 12.997 tấn, tiêu trắng đạt 1.467 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 43,9 triệu USD, giá xuất khẩu trung bình tiêu đen trong tháng đạt 3.379 USD/tấn, tiêu trắng đạt 4.737 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu hàng đầu tiếp tục là Trung Quốc chiếm 43,2% đạt 6.242 tấn, tiếp theo là các thị trường Hoa Kỳ, Ấn Độ, HongKong, UAE, Singapore…
Dự báo, hoạt động xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động hơn trong quý II/2023 nhờ nhu cầu tăng cao từ các thị trường Trung Quốc, Papua New Guinea, ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ..., bù đắp cho nhu cầu nhập khẩu vẫn trầm lắng của thị trường Hoa Kỳ và EU./.