Tập thể dục thường xuyên: Mỡ dư thừa, nhất là mỡ gan, có thể được đốt cháy bằng cách tập thể dục thường xuyên. Người bệnh đặt mục tiêu tập thể dục nhịp điệu vừa phải từ 150 phút trở lên mỗi tuần, như bơi lội, đạp xe hoặc đi bộ. Rèn luyện sức mạnh cơ bắp cũng có thể giúp tăng tốc độ trao đổi chất, khuyến khích giảm tế bào mỡ. Các bài tập này bao gồm chạy bộ tốc độ cao, nâng tạ, squat, plank, duy trì ít nhất 30 phút một ngày, 3-4 ngày một tuần. Hoạt động thể chất còn góp phần tăng cường trao đổi chất, phòng tránh tăng cân - yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ. Ảnh minh họa |
Uống đủ nước: Hydrat hóa thích hợp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn trong việc xử lý chất độc và chất béo. Để duy trì sức khỏe gan, người bệnh nên giữ mức chất lỏng nạp vào 1,8-2 lít nước mỗi ngày. Ảnh minh họa |
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm đã qua chế biến kỹ hoặc tinh chế, chẳng hạn như bỏng ngô, mì gói, thịt lợn nướng, gà rán, thịt xiên, thịt viên, thịt xông khói và các loại thức ăn giàu calo, chất béo cao, nhiều purin khác đều có ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát gan nhiễm mỡ, nên hạn chế ăn. Ngoài ra, nhiều người thích uống nước có ga, nước trái cây, cà phê, trà thảo mộc, nước tăng lực, nước ngọt, giấm táo, đồ uống có hương vị và đồ uống đã qua chế biến khác có chứa các thành phần có ga, soda hoặc thực vật. Những đồ uống này chứa nhiều đường hoặc chứa các chất phụ gia hóa học không tốt cho sức khỏe. Nếu uống mà không tiết chế trong sinh hoạt thì chắc chắn sẽ có những tác động tiêu cực đến cơ thể của người bệnh gan nhiễm mỡ. Ảnh minh họa |
Hạn chế uống rượu: Rượu có thể làm tổn thương gan trầm trọng hơn, người có mỡ gan cao hạn chế hoặc tránh uống rượu để chữa lành gan. Thay vào đó, các đồ uống lành mạnh như trà bạc hà, trà nghệ, nước ép bưởi, chanh, việt quất, giàu chất chống oxy hóa, góp phần thải độc và bảo vệ cơ quan này tốt hơn. Ảnh minh họa |
Giảm gia vị nêm nếm khi nấu ăn: Người có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc đang điều trị gan nhiễm mỡ không nên ăn quá nhiều đồ chiên rán, hun khói, ngâm chua tránh hấp thụ quá nhiều các chất có hại như nitrit. Thức ăn hằng ngày nên được hấp, luộc, hầm thay vì chiên rán, đồng thời giảm lượng muối khi nêm nếm để giảm bớt gánh nặng cho gan. Ảnh minh họa |
Chế độ ăn lành mạnh: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để cơ thể nhận được các chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết. Hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đường và muối vì chúng góp phần gây tổn thương gan. Giảm lượng tinh bột như cơm, bánh mì... Thay vào đó nên có chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh để bảo vệ sức khỏe gan. Ảnh minh họa |