Y học và đời sống

Dù vạt đùi trị hở cẳng chân: tránh cắt cụt

Khuyết hổng phần mềm (KHPM) phức tạp vùng cẳng – bàn chân thường để lại hậu quả tàn phế, thậm chí phải cắt cụt chi. Để giúp bệnh nhân (Bn) nhanh bình phục, tránh đau đớn và biến chứng mất chi, các bác sĩ Bệnh viện TƯQĐ 108

 Hoại tử dễ phải cắt cụt

Bị tai nạn giao thông cách đây 3 năm, anh Đỗ Văn T. 39 tuổi (Thái Nguyên) mất hẳn một mảng lớn da, thịt sát tận xương ở vùng cẳng chân bên phải. Anh đã nhiều lần điều trị cắt lọc tổn thương chờ lành để ghép da, nhưng càng ngày các tổn thương càng lan rộng, hoại tử gây đau đớn khiến anh không làm ăn được gì. Đặc biệt, cả vùng cẳng chân bị lộ ra lâu ngày khiến anh bị viêm xương nặng nên nhiều bệnh viện khuyên tháo khớp, cắt bỏ đoạn chân dưới tránh nguy cơ viêm xương kéo dài nguy hiểm cho tính mạng. May mắn, khi điều trị lấy vạt da cơ từ đùi trước xuống ghép cho vùng cẳng chân bị tổn thương lâu ngày, vạt sống tốt và sau 6 tháng điều trị ngày 15/8 khám lại, anh đã thoát khỏi nguy cơ bị cắt chân.

PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện Trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết, KHPM vùng cẳng – bàn chân rất thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau: chấn thương, sau cắt bỏ các khối u, sẹo loét mạn tính…Có những tổn thương lớn, sâu vào sát xương kéo dài từ sát gối đến tận bàn chân là một thách thức trong điều trị. Trước kia, với các tổn thương này, việc điều trị bằng các phương pháp kinh điển như: cắt lọc rồi thay băng, chờ đợi rồi ghép da,…, thời gian kéo dài nhiều tháng, thậm chí hàng năm nhưng kết quả vẫn không đạt được và kết cục cuối cùng là phải cắt cụt chân, hoặc để lại sự tàn phế suốt đời Bn.

PGS.TS Lê Văn Đoàn phân tích, với các tổn thương lớn và phức tạp như vậy, các vạt ghép tại chỗ thường không đáp ứng được yêu cầu điều trị. Vạt đùi trước ngoài (ĐTN) tự do trong nhiều trường hợp là giải pháp duy nhất để bảo tồn chi thể, tránh được cắt cụt. Bởi vạt này tỏ rõ tính ưu việt và khả năng linh hoạt trong sử dụng để điều trị. Nó có động mạch xuyên vách cân giữa cơ đùi và cơ rộng ngoài xuất phát từ nhánh xuống của động mạch mũ đùi ngoài. Hơn nữa, vạt ĐTN có thể sử dụng rất linh hoạt dưới nhiều dạng: da mỡ làm mỏng, da cân, cân mỡ, da – cơ, vạt có thể lấy được kích thước lớn, vạt có thần kinh cảm giác đi kèm, chức năng nơi lấy vạt ít bị ảnh hưởng.

 

Bệnh nhân  trước và sau ghép

Tỷ lệ thành công 97%

PGS.TS Lê Văn Đoàn cho biết, số lượng Bn bị tai nạn gãy chân từ các nơi chuyển đến rất lớn. Có những trường hợp tổn thương quá nặng, xương vỡ nát vụn, mất đoạn xương lớn…, nguy cơ tàn phế cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Chẳng hạn, trường hợp của anh T. nếu như được ghép vạt ngay từ khi bị tai nạn sẽ tránh được phải nạo cắt xương viêm và điều trị lâu dài, tốn kém, gây tổn hại cả về vật chất lẫn tinh thần. Có rất nhiều trường hợp tương tự như của anh T, bị khuyết phần mềm rộng lộ toàn bộ mặt trước xương chày do tai nạn lao động.

Ngay sau đó, Bn được tạo hình phủ bằng vạt da đùi trước ngoài tự do vi phẫu và kết quả khỏi ngay sau mổ. Tại Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện TƯQĐ 108, phương pháp này đã được nghiên cứu áp dụng cho 37 trường hợp, trong đó có 17 tổn thương do sẹo loét, 10 tổn thương do sẹo co kéo và sẹo xấu dính gân xương. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà có thể sử dụng vạt da mỡ, vạt da cân hay vạt da cơ để che các khuyết hổng đơn thuần hay khuyết hổng viêm lộ xương khớp hoặc viêm mất đoạn xương khớp.

Kết quả điều trị sau 6 thấy, 94,3% liền sẹo không viêm rò, 3,8% viêm rò tái phát phải phẫu thuật bổ sung làm liền tổn thương, 1,9% viêm rò tiêu xương gót phải cắt cụt. Các Bn sau điều trị hầu hết chân phục hồi vận động tốt, 1 trường hợp biên độ vận động khớp gối và lực cơ tứ đầu đùi giảm, 3/5 Bn nữ không hài lòng với thẩm mỹ vùng đùi nơi cho vạt.

Theo PGS.TS Đoàn, việc điều trị KHPM lớn là một kỹ thuật khó, đòi hỏi các bác sĩ phải có tay nghề cao, không chỉ đánh giá và xử lý tổn các tổn thương mà còn phải lấy mảnh ghép phù hợp, tránh tình trạng mất mạch máu nuôi, vết ghép sẽ hoại tử không liền. Mỗi ca mổ thường kéo dài từ 2 – 4 giờ. Bn xuất viện sau 2 -3 tuần.

Sau 3 – 6 tháng, tổn thương hồi phục và Bn trở về cuộc sống như bình thường. Vì vậy, khi có những KHPM lớn, cần đi khám và điều trị càng sớm càng tốt ở những cơ sở có đủ khả năng điều trị, tránh biến chứng tàn phế, mất chân.

                                                                                Thúy Nga