Dinh dưỡng học đường

Dinh dưỡng học đường: Khoáng chất quan trọng đối với trẻ

  • Tác giả : Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến
(khoahocdoisong.vn) - Chất khoáng có vai trò quá quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt là trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng, xương, cơ và các chức năng của hệ thần kinh. Việc nạp các chất khoáng đủ cho cơ thể sử dụng bằng các thực phẩm hằng ngày không quá khó, miễn là chúng ta xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh.

Nhu cầu canxi (ca): Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng vững chắc. Tất cả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần canxi. Canxi có nhiều trong sữa, cua, cá, tôm, ốc, hến. Với lứa tuổi tiểu học từ 6- 7 tuổi nhu cầu canxi là 650 mg/ngày, 8 – 9 tuổi là 700 mg/ngày, tỷ lệ canxi/photpho đạt mức tốt nhất là 1-1,5.

Nhu cầu sắt (Fe): Sắt là một vi chất quan trọng trong cơ thể, nó cùng với các protein tạo thành huyết sắc tố vận chuyển O2 và C02, tham gia quá trình tạo máu, phòng chống bệnh thiếu máu và tham gia vào thành phần các men oxy hóa khử. Sắt có trong thức ăn nguồn gốc động vật (dạng hem) dễ dàng hấp thu ở ruột. Sắt không hem có trong rau của, hoa quả và một số loại hạt khó hấp thu hơn sắt hem. Trong khẩu phần ăn có vitamin C, thì sắt hấp thu dễ dàng hơn. 

Nhu cầu kẽm (Zn): Kẽm là vi chất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển cơ thể. Với trẻ nhỏ, kẽm giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng. Kẽm còn có tác dụng điều hòa hệ thống nội tiết, thúc đẩy quá trình tăng trưởng, vì vậy kẽm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về tầm vóc và chiều cao của trẻ. Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật như trứng, cá, tôm, của, lươn và đặc biệt là trong các loại hải sản như hàu, sò.

Sắt: Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khẩu phần có lượng thịt hoặc cá 30g-90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg – 75 mg/ngày. Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.

Kẽm: Hấp thu kém: Giá trị sinh học kẽm thấp = 15% (khẩu phần ít hoặc không có protid động vật hoặc cá). Hấp thu vừa: Giá trị sinh học kẽm trung bình = 30% (khẩu phần có vừa protid động vật hoặc cá: tỷ số phytate-kẽm phân tử là 5:15). Hấp thu tốt: Giá sinh học kẽm tốt = 50% (khẩu phần có nhiều protid động vật hoặc cá).

ThS.BS Nguyễn Văn Tiến

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng)

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến