Y học và đời sống

Điều gì xảy ra nếu bạn tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp

  • Tác giả : ThS.BS Nguyễn Xuân Tuấn
Nhiều người thường có thói quen đặt chuông báo thức nhiều lượt xong tắt chuông báo để ngủ tiếp. Điều này có thể gây ra một số tác động tới giấc ngủ cũng như tâm trạng.

Tắt báo thức ngủ tiếp hay báo lại nhiều lần có thể gây cảm giác mệt mỏi, uể oải, khiến bạn vội vã và bỏ qua các thói quen lành mạnh buổi sáng.

Ảnh hưởng đến hoạt động buổi sáng

Tắt báo thức để ngủ thêm có thể khiến bạn bỏ qua những thói quen buổi sáng như tắm, ăn sáng, chuẩn bị bữa trưa. Nó cũng làm chậm trễ các hoạt động quan trọng như đi học, đi làm, lịch hẹn... Tất cả điều

Gián đoạn giấc ngủ, gây uể oải

Thời gian ngủ thêm sau tắt báo thức có thể giúp bạn ngủ ngon nhưng không có tác dụng củng cố ký ức.

Khi ngủ, não trải qua 4 giai đoạn gồm ba giai đoạn của giấc ngủ không REM và một giai đoạn giấc ngủ REM. Giấc ngủ REM còn gọi là chuyển động mắt nhanh, xảy ra khoảng 1-1,5 giờ sau khi chìm vào giấc ngủ. Đây không phải là giai đoạn ngủ sâu mà là lúc não đang nạp lại năng lượng. Lúc này, não hoạt động gần giống với khi thức, củng cố trí nhớ và ký ức trong ngày.

Khi chuông báo thức reo, hầu hết mọi người đang chuyển sang giai đoạn REM hoặc giấc ngủ chập chờn. Nếu đặt báo thức lại và ngủ tiếp, cơ thể trở lại trạng thái REM. Nhưng chuông báo lại thường ngắn nên có thể kéo dài quán tính của giấc ngủ so với báo thức một lần. Quán tính giấc ngủ là cảm giác uể oải hoặc cáu kỉnh khi thức dậy sau một giấc ngủ ngắn. Nó có thể kéo dài trong vòng 30 phút nhưng cũng lên đến hai giờ.

Điều gì xảy ra nếu bạn tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp - ảnh minh họa

Điều gì xảy ra nếu bạn tắt chuông báo thức rồi ngủ tiếp - ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến người khác

Bộ não không dừng hoạt động hoàn toàn khi ngủ. Nó có thể tiếp nhận thông tin xung quanh để tìm và phát hiện các kích thích xảy ra lúc ngủ. Đó là lý do nhiều người có thể nghe thấy chuông báo cháy khi ngủ. Những âm thanh báo thức lặp lại gây rối loạn giấc ngủ của người kế bên, khiến họ cảm thấy khó chịu và cáu kỉnh.

Giảm chất lượng giấc ngủ

Chu kỳ giấc ngủ có độ dài khác nhau, không chỉ ở mỗi người mà còn ở cùng một người vào những đêm khác nhau. Sự thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, sức khỏe tổng thể, mức độ căng thẳng và thói quen ngủ.

Tắt báo thức ngủ tiếp, nhất là khi có nhiều báo thức trong một khoảng thời gian ngắn, ngăn cơ thể quay lại giai đoạn ngủ phục hồi. Do đó, chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, góp phần ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể.

Thay vì báo lại nhiều lần, bạn chỉ cần đặt một lần báo thức duy nhất. Cân nhắc để đồng hồ báo thức ngoài tầm tay để đứng dậy và đi bộ vài bước sẽ ít có khả năng ngủ lại hơn. Đi ngủ sớm hơn và thức dậy vào cùng một thời điểm, 7 ngày một tuần để tạo thói quen ngủ nhất quán.

Thiết lập thói quen lành mạnh buổi sáng như đi bộ, uống một tách cà phê hoặc nghe bản nhạc yêu thích để thức dậy nhanh hơn. Những thói quen này giúp kiểm soát quán tính của giấc ngủ buổi sáng. Ngủ trưa sớm hơn trong ngày, khoảng 20-30 phút. Tránh ngủ trưa sau 15h vì nó có thể làm giảm áp lực khi ngủ, gây khó ngủ ban đêm.

ThS.BS Nguyễn Xuân Tuấn (Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt)

ThS.BS Nguyễn Xuân Tuấn