Mỗi ngày, một lượng rau tươi sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ, tuy nhiên, không phải ngày nào, số lượng rau xanh đó cũng sẽ được đem sử dụng hết.
Các nhà khoa học đã phát minh thành công một miếng đệm sinh học có thể kéo dài thời gian sử dụng rau củ |
Các loại rau không được sử dụng có thể bị héo, hỏng, buộc phải bỏ đi, từ đó dẫn đến một tình trạng gây áp lực lên môi trường bởi các loại rau không bán được sẽ tạo ra chất thải thực phẩm gây mất an ninh lương thực, ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên được sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
Trước vấn đề đó, Phó giáo sư Kirsi Mikkonen (Đại học Helsinki) và các đồng nghiệp đã phát triển một giải pháp dựa trên nghiên cứu có tên FreshTech cho phép làm chậm quá trình chín, vi khuẩn gây hư hỏng và chuyển màu của các sản phẩm rau củ.
Giải pháp FreshTech được hiện thực hóa thành một miếng đệm sinh học giá thành rẻ có chức năng như một phần của bao bì giúp hấp thụ độ ẩm và giữ cho sản phẩm tươi lâu hơn.
Sản phẩm là sự kết hợp nghiên cứu vật liệu với nghiên cứu phát triển vật liệu đóng gói và sử dụng phụ phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm”.
Theo ông Mikkonen, mặc dù bản thân bao bì gây ô nhiễm môi trường, nhưng lượng chất thải bao bì sẽ nhỏ hơn đáng kể so với chất thải thực phẩm được thải ra khi không được bảo quản đúng cách.
Hiện sản phẩm đang được bắt đầu thúc đẩy theo hướng thương mại hóa với sự trợ giúp của Công ty TNHH Dịch vụ Đổi mới Helsinki.