Vào mùa thu đông, khí hậu hanh khô khiến nhiều người gặp phải các vấn đề như đau họng, khô rát, cảm giác dị vật trong cổ họng. Hầu hết mọi người coi đó là một vấn đề nhỏ và trong tiềm thức nghĩ rằng đó chỉ là đau rát họng do viêm.
Thông thường, đau rát họng, khô họng liên quan đến độ ẩm của môi trường, khi thời tiết hanh khô, da và cổ họng sẽ có cảm giác khô rát. Nếu bạn nói nhiều, cổ họng của bạn sẽ cảm thấy khô và đau hơn. Tình trạng này nói chung là một hiện tượng sinh lý bình thường và có thể được giảm bớt bằng cách uống nhiều nước và giữ ẩm cho cổ họng.
Thế nhưng, nếu như đau rát, khô họng kèm một số triệu chứng khó chịu khác như cảm lạnh, nghẹt mũi, ngưng thở khi ngủ, viêm họng, viêm amidan, hội chứng Sjögren, nghẹn, ra máu, khàn tiếng, khó nuốt thì hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng, v.v.
Ảnh minh họa. |
1. Đau rát họng do triệu chứng của cảm lạnh
Nhiều người bị đau họng là dấu hiệu của cảm, nguyên nhân là do amidan là tổ chức hạch của cơ thể người, thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể người, có chức năng chống lại các chất độc hại, vi trùng xâm nhập.
Khi có một số vi trùng trong cơ thể, amidan sẽ tóm lấy những vi trùng này và tạo ra phản ứng miễn dịch kịp thời, cảnh báo cơ thể bị viêm nhiễm. Đây là lý do tại sao mỗi khi chúng ta bị cảm lạnh, chúng ta sẽ bị đau họng đầu tiên. Sau đó, các triệu chứng cảm lạnh sẽ lần lượt xuất hiện như sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, v.v.
2. Đau rát họng, khô họng do viêm họng hạt
Viêm họng hạt là phản ứng viêm không đặc hiệu của niêm mạc họng, lớp dưới niêm mạc và mô lympho, có thể chia thành viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính theo thời gian mắc bệnh.
Viêm họng cấp thường có biểu hiện đau họng, đau dữ dội hơn khi nuốt, cổ họng sưng tấy và tắc nghẽn. Viêm họng mãn tính thường do các đợt viêm họng cấp lặp đi lặp lại hoặc họng bị kích ứng lâu ngày do các tác nhân như nói nhiều, hút thuốc lá, mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản,… có thể thấy tăng sản nang lympho ở thành sau họng.
3. Đau rát họng, khô họng do viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng viêm không đặc hiệu của amidan vòm họng, có thể cấp tính hoặc mãn tính, thường do nhiễm virut hoặc vi khuẩn. Các triệu chứng chính là khó chịu ở cổ họng, đau họng, nóng rát, cảm giác dị vật và khàn giọng, dễ gây ra các biến chứng như sốt, buồn ngủ, chân tay yếu ớt.
Ảnh minh họa. |
4. Hội chứng Sjögren
Vào mùa thu đông, nhiều người sẽ có các triệu chứng khô mũi, khô môi, đau họng và các triệu chứng khác, nhưng nếu bạn luôn bị khô mắt và khô miệng, bạn phải cẩn thận với một dạng khô khác - hội chứng Sjogren. Hội chứng Sjögren không chỉ là triệu chứng khô miệng, khô mắt mà một loạt các cơ quan bị khô, sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau.
Các cơ quan chính bị tổn thương do hội chứng Sjögren là các tuyến ngoại tiết, chẳng hạn như tuyến mồ hôi, tuyến lệ và tuyến nước bọt. Lúc này, triệu chứng điển hình của hội chứng Sjögren xuất hiện như khô miệng, khô mắt và khô da. Các cơ quan tuyến ngoại tiết khác như đường tiêu hóa, đường hô hấp, hệ tiết niệu cũng sẽ bị ảnh hưởng.
5. Ung thư tuyến giáp
Bệnh ung thư tuyến giáp thực chất rất giống với các bệnh ung thư khác, ở giai đoạn đầu về cơ bản không có nhiều dấu hiệu nhưng theo thời gian sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau họng, khàn tiếng, khó nuốt, ho dai dẳng… Đây là những triệu chứng phổ biến hơn là đau khi tổn thương chèn ép hoặc xâm lấn cổ họng.
Tóm lại, viêm họng tuy là một bệnh rất phổ biến nhưng khi bị viêm họng chúng ta vẫn nên lưu ý, đến bệnh viện kịp thời, tích cực hợp tác với bác sĩ điều trị và để bác sĩ giúp đỡ, tránh những hậu quả nghiêm trọng không đáng có.
Người bị ung thư tuyến giáp nên tránh thực phẩm nào?
Khi được chỉ định điều trị ung thư tuyến giáp bằng liệu pháp iốt phóng xạ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn uống với nồng độ Iốt thấp một cách nghiêm ngặt.
Cụ thể, bạn nên tránh sử dụng muối Iốt. Thực phẩm được chế biến từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ.
Bánh mì, đồ nướng, socola, vỏ khoai tây, lòng đỏ trứng.
Cá, hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rong, tảo bẹ. Đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành, đậu đỏ, đậu pinto...
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh việc duy trì chế độ ăn ít iốt không đồng nghĩa với việc tẩy chay hoàn toàn chất này ra khỏi bữa ăn. Khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cần xem kỹ thành phần trên hộp, nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu chúng chứa iốt.
Đặc biệt, bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp thường gặp các tác dụng không mong muốn như khô miệng, khó nuốt. Để khắc phục tình trạng này, chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Sharlene Bidini, RD đến từ Trung tâm Oakwood khuyên nên tránh các loại thực phẩm khó nuốt như bánh quy giòn, bánh mì nướng, khoai tây chiên và bánh quy.
Ngoài ra, bệnh nhân nên tìm cách xay nhỏ, ninh nhừ thức ăn để tránh tình trạng khó nuốt.
Chia thành nhiều bữa nhỏ thay vì duy trì chế độ ngày ba bữa giống như trước kia. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp bệnh nhân không còn tâm lý “ngại” ăn, tăng cường dưỡng chất góp phần ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.
Đồng thời, nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu protein để cung cấp calo, năng lượng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Tăng cường trái cây và rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày. Nếu cần thiết, nên ninh nhừ rau để nhai nuốt dễ dàng hơn.